Ứng dụng

Uber Taxi Việt Nam: Uber là gì? (Kỳ 1)

Uber Taxi Việt Nam: Uber là gì? (Kỳ 1)

Vậy Uber là gì?

- Uber là dịch vụ hoạt động trên điện thoại dưới dạng ứng dụng, giúp kết nối người cần di chuyển và tài xế. Dịch vụ này được định giá lên tới 17 tỷ USD và đã xuất hiện tại 130 thành phố trên toàn thế giới

. - Những xe tham gia sử dụng Uber không có biển hiệu taxi, không hoạt động tính tiền như những xe taxi khác mà tính dựa vào thông tin vị trí trên ứng dụng. Có rất nhiều xe sang với những tên tuổi nổi tiếng như Mercedes-Benz,...

- Hiện tại Uber có mặt tại TP.HCM và sẽ sớm xuất hiện tại Hà Nội.

Uber đã có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh và sẽ sớm có mặt tại Hà Nội vào thời gian tới. (Ảnh mình hoạ)

Ra đời từ năm 2009, ứng dụng Uber cho phép người dân kết nối trực tiếp với những lái xe có nhu cầu cho đi nhờ - một hình thức rất được ưa chuộng và hiện có mặt tại hơn 100 thành phố của 36 quốc gia nhưng bị coi là "dịch vụ đen." 

Uber kiếm tiền như thế nào?

Doanh thu của Uber đến từ hoa hồng thông qua việc kết nối chủ ôtô với người cần di chuyển. Cụ thể, người cần di chuyển chỉ cần dùng ứng dụng Uber để đăng ký hành trình. Hệ thống của Uber sẽ tự động kết nối với một chủ xe. Không chỉ thông báo trước chi phí của chuyến đi, Uber còn tăng độ an toàn cho hành khách bằng cách cung cấp những thông tin cơ bản về chiếc xe sắp đến đón.

Dịch vụ này đang cực kỳ thành công ở nước ngoài và đang được định giá 17 tỷ đô.

Đối với chủ xe, Uber cho phép họ tăng thu nhập thông qua việc chở thêm khách mà không phải gò bó thời gian làm việc như tài xế taxi. Không chỉ vậy, tỉ lệ ăn chia trên doanh thu giữa Uber và chủ xe cũng hấp dẫn hơn so với taxi vì hãng này không phải đầu tư xe hay hệ thống tổng đài điều phối. Mô hình doanh thu chung của Uber trên thế giới là chủ xe hưởng 80%, Công ty lấy 20% trên cước phí của mỗi chuyến.

Uber có ảnh hưởng như thế nào đến taxi truyền thống?

Uber từng đối mặt với một số vấn đề pháp lý. Tháng 5/2011, hãng này từng nhận được thư yêu cầu ngừng hoạt động từ Cơ quan Vận tại thành phố San Francisco vì sử dụng tài xế taxi không có giấy phép hành nghề và Ủy ban Dịch vụ công cộng California vì sử dụng xe limousine chưa được cấp phép. Đến ngày 11/6, hàng nghìn tài xế taxi tại châu Âu biểu tình phản đối Uber và đe dọa làm loạn giao thông nếu chính quyền nước họ không cấm Uber. Ngoài Uber, cũng có vài ứng dụng taxi trên điện thoại thông minh vấp phải phản đối từ các tài xế taxi truyền thống ở châu Âu. 

 

Biểu tình phản đối Uber.

Các tài xế của hãng taxi nổi tiếng của London cũng như các hãng taxi truyền thống ở thủ đô Roma (Italy), Paris (Pháp), Berlin (Đức) và thành phố Milan (Italy) đồng loạt phản đối việc Uber đào tạo tài xế "ồ ạt" và tăng cường cung cấp dịch vụ thuê xe dành cho những người chưa được cấp bằng lái, do cho rằng điều đó trực tiếp gây ảnh hưởng tới lượng khách hàng của họ. 

Tại Pháp, ước tính có khoảng 10.000 phương tiện đang hoạt động dưới sự điều hành của các hãng taxi "phi truyền thống". Tài xế của những chiếc xe này chỉ được phép đón những khách hàng đã ưu tiên đặt chỗ trước mà không được bắt khách gọi xe dọc đường. 

Điều đáng chú ý hơn cả, những tài xế này không phải mất tới 240.000 euro để có được bằng lái theo như yêu cầu của chủ những hãng taxi truyền thống.

Sự bất bình của các tài xế taxi đã được bày tỏ thông qua một loạt cuộc bãi công từng gây ách tắc tại các tuyến đường chính trên khắp nước Pháp. Tình hình giao thông của nước này có thể sẽ tiếp tục bị "bóp nghẹt" khi cuộc biểu tình ngày 11/6 của các tài xế taxi diễn ra đồng thời với một cuộc đình công riêng rẽ của các nhân viên ngành đường sắt Pháp. 

Nghiệp đoàn taxi tại Pháp thông báo các tài xế tham gia biểu tình tập hợp trước hai sân bay chính của Paris là Charles de Gaules và Orly, và sẽ tiến dần vào trung tâm thủ đô.

Các cuộc bãi công tương tự trong suốt cả ngày cũng có khả năng xảy ra tại Milan, Berlin và Hamburg (Đức). Tuy nhiên, tại thủ đô Roma của Italy, các tài xế taxi dự định sẽ tiến hành biện pháp phản đối trái ngược với các đồng nghiệp tại Pháp, bằng cách chỉ thu của khách 10 euro một lần đi taxi nhằm phá giá so với các đối thủ cạnh tranh. 

Trong khi đó, phản ứng trước hành động của các tài xế taxi, hãng Uber cho biết họ sẽ giảm giá 50% cho các dịch vụ tại Paris.

Phân khúc nào của Uber tại thị trường Việt Nam?

Công ty trị giá 17 tỷ đô này đã có mặt trên hơn 100 quốc gia, nhưng doanh thu khổng lồ của họ chỉ đến từ 5 thành phố chính. Hay nói theo cách khác, Uber đang theo đuổi một kế hoạch dài hơi: họ muốn đặt chân sớm đến mọi thị trường tại mọi quốc gia, trước khi những sản phẩm bắt chước tại bản địa có cơ hội để trở lên lớn mạnh. Tuy nhiên, con đường phía trước còn dài. Uber sẽ đối mặt với sự cạnh tranh từ những công ty taxi bản địa và cả những rào cản văn hóa.

Những thành phố như Hồ Chí Minh có kiểu văn hóa chơi xe sang rất riêng. Đa số dòng xe sang đen bóng của BMW và Mercedes được sở hữu bởi tầng lớp trung lưu cao cấp và giàu có ở thành phố lớn. Họ sở hữu những chiếc xế hộp và thuê tài xế riêng. Có thể họ sẽ không cho phép những tài xế này kiếm thêm thu nhập bằng việc hợp tác với Uber.

 Vinasun đang chiếm thị phần lớn tại TP.HCM.

Trang chủ Uber đã cho phép tài xế đăng ký cung cấp dịch vụ tại TP Hồ Chì Minh Việt Nam đang đau đáu với những cú hích trong ngành giao nhận, và Uber có thể chung tay góp sức.

Nếu tầm nhìn của người sáng lập Uber, ông Travis Kalanik, thật sự quan tâm nghiêm túc với những mảng giao nhận khác như giao kem, hoa, người Việt sẽ chào đón họ với vòng tay đón mời. Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội đều đang thiếu hệ thống tàu điện mặc dù rất khao khát. Một lần nữa, Uber, GrabTaxi và Easy Taxi đều đang lãnh góp phần "giải cơn khát" này.

 

Đăng ký tài khoản Uber Tại đây

Mã khuyến mại để được được cộng 100.000 VNĐ vào tài khoản:

OCMKO