Trước vụ khăn lụa 'Made in China' ông Khải Silk từng có những phát ngôn gây chú ý
Ông Hoàng Khải - chủ chuỗi cửa hàng lụa Khaisilk sinh năm 1964. Bước ngoặt cuộc đời của ông là năm 25 tuổi, ông Hoàng Khải bỏ học tại Nhạc viện Hà Nội, chính thức thành lập cửa hàng Khải Silk.
Cửa hàng đầu tiên ở phố Hàng Gai làm ăn tấn tới kéo theo sự phát triển của rất nhiều cửa hàng tơ lụa và đồ lưu niệm khác dọc phố Hàng Gai, Hàng Bông. Bình luận về giai đoạn này, ông Khải tự hào cho biết, chính mình là người khai sinh ra phố tơ lụa ở Hàng Gai.
Với nhiều năm kinh doanh lụa tơ tằm, ông Khải tích lũy tiền mặt, bắt đầu mua bất động sản tại Hà Nội và những nơi khác. Một trong những khoản đầu tư nổi bật của ông trong thời gian đầu này là Hội An Riverside Resort, một trong những khu nghỉ dưỡng cao cấp đầu tiên ở Hội An vào cuối những năm 1990.
Ông Khải kể, thời gian này đầu tư bất động sản đều bằng tiền tích lũy, không vay vốn ngân hàng, không đòn bẩy. "Nếu biết vay vốn ngân hàng để đầu tư lúc đó, thì có thể tôi còn giàu hơn gấp nhiều lần!".
Phát ngôn này của doanh nhân Hoàng Khải được đưa ra khi không phạt Parkson vì đã phá vỡ hợp đồng kinh doanh. Trước đó, công ty của Hoàng Khải và Parkson đã ký kết hợp đồng cho thuê trung tâm thương mại Paragon với thời hạn 19 năm. Tuy nhiên, vào tháng 5/2016, Parkson Paragon đã đóng cửa sau 5 năm hoạt động.
Theo nguyên tắc Parkson mất tiền cọc và bị phạt một khoản tiền lớn do đơn phương chấm dứt hợp đồng. Được biết số tiền này lên tới 200 tỷ đồng.Tuy nhiên, ông Hoàng Khải đã tuyên bố không phạt Parkson.
"Ai chả có lúc khó khăn. Do đó, đối với việc Parkson rút lui, Hoàng Khải và Paragon sẽ lấy lại mặt bằng và cho công ty khác thuê. Nếu phạt nhau như thế kia thì lúc mình khó khăn, ai thương!", ông Khải cho biết.
Cách đây mấy tháng, BKAV cho ra mắt phiên bản 2 của chiếc điện thoại "made in Vietnam". CEO BPhone Nguyễn Tử Quảng chia sẻ, BKAV đang bù lỗ cho từng chiếc Bphone bán ra, hay bán smarphone này không vì kinh doanh. Vị doanh nhân nàyc ũng bày tỏ tham vọng, "Bphone sẽ mở rộng sang nhiều phân khúc khác. Tôi muốn mọi người cầm nó thay vì điện thoại iPhone, Samsung".
Ngay sau đó, ông Hoàng Khải đã chia sẻ quan điểm cá nhân của mình về vấn đề này. Vị doanh nhân sinh năm 1964 viết: "Tôi rất đồng ý với quan điểm của anh là Việt Nam phải có những doanh nghiệp nổi tiếng như Samsung. Thế nhưng, có lẽ anh đã quên mất một điều là những doanh nghiệp nổi tiếng biết làm người dân của nước họ yêu mến sản phẩm đó.
Họ biết đánh vào lòng tự hào của dân tộc thì đó là điều anh chưa làm được. Vì một sản phẩm có tốt thế nào đi chăng nữa, cũng phải lấy người dân làm gốc thì mình mới vươn ra thế giới được. Chúc anh thành công nhé!".
Điều này được chính ông Khải thừa nhận cách đâu hơn 1 năm. Ông cũng cho rằng, bản thân ông "nên dừng lại để làm mới mình và nhường đường cho những nhân tố mới".
"Tôi cũng muốn dành tư duy mới cho những đầu tư mới. Mấy chục năm rồi loanh quanh với nhà hàng, khách sạn, tơ lụa làm tôi thấy mình cũ. Tôi muốn có một làn gió mới, tạo hứng khởi mới mẻ hơn", ông chia sẻ.
Hơn 1 năm trước, khi chia sẻ chuyện kinh doanh của mình ông Khải đã nhắc đến vấn đề cổ phần hóa tập đoàn. Với ông, chuyện điều hành, phát triển tập đoàn, quản lý khối tài sản là vấn đề thường trực ông luôn trăn trở. "Tôi luôn mong muốn có 1 CEO vừa có tâm vừa có tầm để điều hành và phát triển tập đoàn", ông nhấn mạnh.
Cách đây vài hôm, vụ việc khách hàng tố khăn của Khaisilk 'treo lụa ta bán lụa Tàu' đã gây xôn xao trên khắp các trang báo, mạng xã hội. Sau 1 thời gian im lặng, cuối cùng, ông Khải đã lên tiếng xác nhận vụ việc và lên tiếng xin lỗi khách hàng.
"Tôi không bao giờ muốn khách hàng nghĩ là chúng tôi đánh lừa họ... Tôi không trốn tránh gì trách nhiệm mà đang đối diện với những sai lầm của mình. Tôi cúi đầu xin lỗi khách hàng với tư cách là Chủ tịch tập đoàn", ông lên tiếng.
Có lẽ, sau scandal hàng "Tàu" này, doanh nhân Hoàng Khải sẽ phải sớm có kể hoạch điều chỉnh lại hoạt động điều hành kinh doanh.
Bởi lẽ, trong thời điểm hiện tại, ông Khải thừa nhận việc "mở rộng ra nhiều lĩnh vực và vùng miền, khả năng quản lý doanh nghiệp còn hạn chế nên không bao quát được tất cả lĩnh vực và gần như không để ý nhiều đến mảng kinh doanh lụa nữa" thì thiết nghĩ, quá trình cổ phần hóa, tìm người cùng gánh vác trọng trách nặng nề này nên được ông tiến hành sớm nhất có thể.
Theo: Pha Lê - Mạnh Quân/ Nhịp sống kinh tế