Tôi đã đến thăm cửa hàng 'xịn sò' nhất của Apple và Microsoft tại New York và người chiến thắng thì quá rõ ràng
Tôi bắt đầu tại Apple Store.
Cửa hàng Apple Store tại 5th Avenue, New York, Mỹ đang được xây lại. Vì thế, khu bán hàng được chuyển tạm sang một toà nhà bên cạnh.
Mặc dù “ngoại hình” thay đổi, triết lý bán hàng và nguyên tắc thiết kế bên trong cửa hàng thì gần như vẫn y nguyên.
Kể từ khi ra mắt cửa hàng đầu tiên năm 2001, Apple đã thay đối khá nhiều yếu tố trên chuỗi bán lẻ của mình, tuy nhiên hãng này luôn đề cao tính tối giản, tương tác của khách hàng với các sản phẩm của Apple cùng đội ngũ nhân viên thân thiện.
Cách bài trí của Apple Store thể hiện sự rõ ràng khi nhìn từ trên cao.
Apple Store khuyến khích người dùng trải nghiệm, tương tác các thiết bị của Apple bằng cách loại bỏ toàn bộ các yếu tố gây nhiễu.
Cửa hàng Apple Store tại Fifth Avenue không hề có sự hiện diện của những biển chỉ dẫn hay bảng giá. Kết quả là khách hàng chỉ chú ý trực tiếp và ngay đến sản phẩm.
Chiến lược bày biện của Apple không khác gì các thương hiệu thời trang hay đồ trang sức cao cấp.
Không phải ngẫu nhiên mà Apple đặt cửa hàng của mình bên cạnh các thương hiệu cao cấp như Cartier, Bergdorf Goodman, và Louis Vuitton. Thậm chí ở đây còn có nhân viên liên tục lau sản phẩm.
Ở tầng hai cho thấy những sự thay đổi của Apple.
Khi Angela Ahrendts trở thành Phó Chủ tịch Apple phụ trách mảng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến vào năm 2014, một trong những ưu tiên hàng đầu của cô là cải thiện cách bày biện các sản phẩm phụ kiện, ví dụ như ốp lưng điện thoại.
Những chiếc ốp lưng thu hút sự chú ý của khách hàng ngay khi bước chân lên tầng hai. Những chiếc ốp lưng màu sáng nhất được bố trí cao hơn tầm mắt để khách hàng có thể nhìn thấy được chúng ngay cả khi đứng ngay phía trước. Đây là một ví dụ cho thấy sự chú ý đến tiểu tiết của Apple.
Việc tương tác với các phụ kiện của khách hàng cũng được đề cao.
Trên cả hai tầng, rất đông khách hàng đứng bên cạnh những chiếc bán gỗ để trải nghiệm sản phẩm.
Rất khó để tìm được một chiếc bán đủ vắng để nhìn rõ các sản phẩm.
Ahrendts cũng biến Apple Store tổ chức các lớp học nơi người dùng học cách sử dụng sản phẩm của Apple.
Trong thời gian ghé thăm Apple Store, tôi bắt gặp một nhân viên Apple đang truyền đạt cách chụp hình cùng iPhone. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên cùng một màn hình tương tác và các ví dụ trực quan, người dùng có thể nắm bắt được khá nhanh các kĩ năng cần thiết.
Trong trải nghiệm của tôi, nhân viên bán lẻ của Apple thật xuất chúng.
Tôi có trải nghiệm tuyệt vời tại Apple Store vào năm 2017 khi chiếc laptop của tôi bị hỏng và từ đó đến nay tôi luôn có ấn tượng tốt về sự thân thiện và chú ý của nhân viên Apple - ngay cả khi cửa hàng cực kì đông đúc.
Tiếp đó, tôi đến cửa hàng Microsoft Store.
Microsoft Store tại Fifth Avenue mở cửa năm 2015. Nó cách Apple Store 5 phút đi bộ.
Rõ ràng là Microsoft đã học hỏi ít nhiều từ Apple.
Mặc dù cách bài trí sản phẩm, không gian và khuyến khích tương khác tại đây làm tôi nhớ đến Apple Store, tôi cảm thấy nhiều yếu tố hơi gây xao nhãng tại đây. Bên cạnh ba màn hình lớn ở giữa và bên cạnh phòng, tôi còn nghe thấy cửa hàng mở hai bài nhạc cùng lúc.
Cửa hàng này cũng có cách tiếp cận tương tự với dịch vụ khách hàng.
Ở tầng hai, khách hàng có thể nhận trợ giúp ở một chiếc bàn hỗ trợ cộng đồng khá giống Genius Bar tại Apple Store hoặc ngồi tại một chiếc bàn nhỏ cho các dịch vụ mang tính cá nhân hơn.
Cách bài trí sản phẩm tại tầng một có vẻ dày hơn Apple nhưng vẫn đủ gọn gàng để tôn lên sự hấp dẫn của sản phẩm.
Rõ ràng là việc bán nhiều loại sản phẩm là một con dao hai lưỡi.
Điểm cộng là Microsoft Store có khu trải nghiệm cho những thứ có thể bạn chưa từng thấy trước đó.
Ví dụ, mỗi tầng đều có khu vực trải nghiệm thực tế ảo. Tôi thử hai trong số đó và thực sự thích có một chiếc kính VR.
Nhìn chung, cửa hàng thể hện chính xác chiến lược của Microsoft là thu hút người dùng bằng cách tập trung vào sức mạnh xử lý…
… ví dụ như game thủ
… và dân văn phòng.
Apple trong khi đó đó lại định vị sản phẩm của mình là những phụ kiện sang trọng, mãn nhãn và dễ dùng.
Trong khi cửa hàng của Microsoft không mạch lạc như của Apple, nó dường như lại mang đến nhiều bất ngờ hơn.
Apple muốn khách hàng “rơi” vào ma trận sản phẩm có ngoại hình và trải nghiệm tương tự nhau. Lợi ích của điều này là nếu bạn có một chiếc iPhone, sẽ khá dễ học cách dùng một chiếc iPad. Với Microsoft thì khác, ví dụ như bạn sẽ có khó thể tìm được điểm tương đồng giữa Microsoft Office và Xbox. Điều này lại mang đến những trải nghiệm khác biệt và thú vị hơn.
Chiến lược sản phẩm và cách bài trí không gian của Apple Store dường như tốt hơn so với Microsoft Store khi triết lý tối giản khiến khách hàng không bị choáng ngợp. Cửa hàng của Microsoft nhận nhiệm vụ khó hơn khi bán nhiều sản phẩm dường như không liên quan đến nhau.
Theo: Saostar
Giàu có là thế nhưng Apple lại rất xấu chơi!
(Techz.vn) Apple áp đặt một số luật đối với một số nhà bán lẻ phân phối sản phẩm của hãng này.