Tiết lộ cuộc đời vị "thuyền trưởng Apple": Từng suýt hiến gan cho Steve Jobs, sự nghiệp đi đâu cũng làm chức to
Năm 2011, Tim Cook bước lên nắm quyền lãnh đạo Apple với cương vị CEO chính thức, thay thế ghế ngồi của nhà sáng lập Steve Jobs huyền thoại - đồng thời cũng là một người bạn, người thầy mẫu mực của Tim Cook trước đó.
Rất nhiều người khi ấy cũng thắc mắc về số phận của Apple trong tương lai khi Steve Jobs nhường chỗ lại. Và đêm qua, thành tích trở thành công ty công nghệ giá trị "nghìn tỷ đô" đầu tiên của thế giới đã chứng tỏ cho toàn thể mọi người thấy quyết định của Steve Jobs là hoàn toàn đúng đắn khi trao băng thuyền trưởng cho Tim Cook.
Vậy trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Tim Cook đã từng là một người thế nào trong mắt người khác? Hãy cùng khám phá những dấu mốc lịch sử của vị lãnh đạo Apple đầy hãnh diện này:
Tim Cook - tên thật Timothy Donald Cook - sinh ra và lớn lên ở Mobile, Alabama và 1/11/1960. Bố ông là một thợ thuyền, còn mẹ là nhân viên làm việc ở hiệu thuốc.
Năm 1982, Cook tốt nghiệp Đại học Auburn với chuyên ngành kỹ thuật công nghiệp. Ngay khi ra trường, Cook đã được nhận vào IBM làm việc ở mảng phát triển máy tính của họ - khi đó mới được thành lập, trước cả khi hệ điều hành Windows của Microsoft ra đời. Tại đó, Tim Cook trở thành giám đốc thị trường Bắc Mỹ khi chứng tỏ được năng lực của mình.
Năm 1994, Cook rời IBM và trở thành COO của Intelligent Electronics. Tiếp tục tới năm 1997, ông nhảy việc sang một chức phó chủ tịch phát triển ở Compaq - khi đó là một trong những thương hiệu máy tính nổi tiếng nhất thế giới.
Tại thời điểm đó, Steve Jobs cũng vừa mới nhậm chức CEO của Apple, bước đầu đối mặt với rất nhiều thách thức trong thời gian Apple xoay sở với các khó khăn khi đó. Đây là lý do dễ hiểu cho việc Jobs đang nóng lòng tìm kiếm một nguồn nhân lực mới để "thay máu" công ty, đồng thời quyết tâm thúc đẩy danh tiếng sau nhiều năm dần lu mờ tên tuổi của Apple.
Tim Cook sau đó được Jobs để mắt tới như một tài năng triển vọng cho vị trí quan trọng ở Apple. Ban đầu, Tim Cook giữ trọng trách phó chủ tịch chiến dịch toàn cầu ở đây.
Phải nói rằng Apple khi đó không bao giờ được nghĩ rằng sẽ có thành công như ngày hôm nay. Michael Dell - ông chủ tập đoàn Dell vẫn nổi tiếng tới bây giờ - còn từng nhận định ông sẽ sẵn sàng đóng cửa Apple và trả lại tiền cho cổ đông nếu ông là Steve Jobs.
Tuy nhiên, Tim Cook khi ấy vẫn không hề nao núng. Thậm chí, ông còn đưa ra một quyết định khiến nhiều người ngạc nhiên: Tự đóng cửa nhà máy và kho chứa của chính Apple vận hành. Thay vào đó, ông chuyển sang thuê cơ sở sản xuất của các đối tác bên ngoài, nhằm tăng sản lượng và năng suất khả thi cho các thiết bị trong tương lai.
Chưa hết, Cook cũng lãnh đạo các hợp đồng đầu tư rất có giá trị đối với nền tảng phát triển của công ty: Hợp tác với các thương hiệu sản xuất linh kiện lưu trữ bộ nhớ và các bộ phận di động khác ngay từ thời kỳ sớm ban đầu. Tất cả những điều trên như thể một nước đi trước thời đại của Cook - khi mà các đối thủ khác có thể còn đang cố gắng kiểm soát sự thiếu hụt trong công cuộc đảm bảo năng suất và chất lượng, thì Apple đã có các đối tác lo hộ một nửa rồi.
Apple ngày một thu thêm lợi nhuận và mở rộng quy mô nhân viên cũng như cơ sở làm việc. Cũng vào thời điểm đó, Tim Cook được biết đến như một lãnh đạo nghiêm khắc, luôn sẵn sàng bỏ ra hàng giờ để họp, đặt câu hỏi và luôn có thói quen gửi email vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, yêu cầu chúng phải được giải đáp ngay.
Năm 2007, chiếc iPhone đầu tiên ra đời, thay đổi bộ mặt của làng công nghệ thế giới nói chung và smartphone nói riêng.
Cũng vào năm đó, Tim Cook được Steve Jobs ưu ái nhấc lên vị trí COO - giám đốc điều hành thứ cấp, chỉ đứng sau CEO là ông. Thực chất, nhiều người khi đó đã cho rằng Tim Cook cũng hầu như đang nắm hết quyền hành ở công ty, còn Jobs chỉ là cấp trên phê duyệt các quyết định chủ lực đưa ra bởi Cook. Từ đó, Cook cũng đại diện công ty đi tham dự và có mặt trong rất nhiều sự kiện cũng như các lãnh đạo của đối tác.
Năm 2009, Tim Cook được lên chức CEO tạm thời khi Steve Jobs cần thời gian rời công ty để chăm sóc sức khỏe. Căn bệnh mà Jobs mắc phải là ung thư tuyến tụy (được chẩn đoán từ năm 2003), và nó đã khiến ông không đủ khả năng làm việc, điều hành công ty như trước. Thật bất ngờ, Cook đã không ngần ngại đề nghị được hiến một phần gan của mình cho Jobs nhằm cứu chữa ông vì cả 2 cùng có chung một nhóm máu hiếm tương thích. Tuy nhiên, Steve Jobs đã nhất mực ra lệnh từ chối ân huệ này.
Mọi thứ tiếp tục trôi qua tới năm 2011, sức khỏe của Jobs ngày một trầm trọng hơn. Đó cũng là lúc Jobs chính thức bước xuống khỏi ghế CEO, đưa Tim Cook lên nắm toàn quyền điều hành. Khi Steve Jobs qua đời cuối năm đó, Cook đã hạ lệnh cả công ty treo cờ rủ để tưởng nhớ ông.
Dù mang rất nhiều trọng trách trên vai mà Steve Jobs còn để lại vào giao phó, nhưng Tim Cook chưa một lần khiến vị tiền bối của mình thất vọng. Rất nhiều truyền thống lâu năm của Apple vẫn được Tim Cook gìn giữ, như việc mới các ngôi sao ca nhạc đến biểu diễn khi tổ chức tiệc cho nhân viên, hoặc phần ra mắt sản phẩm luôn để dành một mục "One more thing" cuối cùng để làm khán giả bất ngờ - giống như cách mà Steve Jobs luôn làm mỗi năm.
Ngày Steve Jobs ra đi, Apple mới chỉ đạt giá trị vốn hóa 330 triệu USD. Ngày hôm nay, sau gần 7 năm con số đó đã vượt mức 1000 tỷ - một cột mốc lịch sử trên thế giới. Không ai khác, Tim Cook chắc chắn là một trong những người đầu tiên nở nụ cười sau chuỗi thành tích kỷ lục của công ty ông dành phần lớn cuộc đời sự nghiệp của mình gắn bó như vậy.
Kể từ năm 2015, Trung Quốc vượt xa Mỹ về các khoản đầu tư cho công nghệ 5G, Mỹ mà muốn đuổi theo cũng khó
Theo: Trí Thức Trẻ, Cafebiz
Đọc "tâm thư" CEO Tim Cook gửi 120.000 nhân viên Apple sau dấu son nghìn tỷ lịch sử
(Techz.vn) CEO Tim Cook của Apple tiếp tục chứng tỏ sự khiêm tốn khó ai sánh bằng khi gửi “tâm thư” cho nhân viên sau khi “táo khuyết” chạm mốc nghìn tỷ USD.