Video mở hộp Nokia X chính hãng tại Việt Nam
Tuy nhiên, khi nhìn vào mức giá 2.6 triệu đồng của Nokia X, chúng ta cũng thật khó để đòi hỏi nhà sản xuất này phải làm được điều gì đó xuất sắc hơn.
Camera của Nokia X hoàn toàn không có những màn tung hô và các thông số kỹ thuật ấn tượng mà ta thường thấy khi hãng giới thiệu một siêu phẩm mới của mình, do đó ta càng không nên kỳ vọng quá nhiều về tính năng này của máy: không có công nghệ Pureview đình đám, không "chụp trước lấy nét sau", và cũng không có cả những ống kính Carl Zeiss trứ danh. Chỉ đơn giản: camera độ phân giải 3mpx!
Nokia X không được chú trọng tính năng chụp ảnh
Tạm thời không so sánh với những siêu phẩm cao cấp, chúng tôi tiến hành so sánh camera trên Nokia với một chiếc máy cùng tầm giá, cũng của Nokia là Lumia 520 thì nhận thấy Lumia 520 có camera tốt hơn rất nhiều, cả về phần cứng và phần mềm.
Ảnh chụp từ camera của Nokia có chi tiết kém hơn, có độ tương phản và khả năng chống lóa kém hơn, đặc biệt là khi chụp các vật thể ở vùng tương phản mạnh (như chuyển sắc độ từ màu trắng qua màu tối) thì xuất hiện hiện tượng ám xanh (tán sắc - CA) khá nặng.
Đặc biệt, máy không có cơ chế lấy nét tự động (AF) mà chỉ có cơ chế lấy nét cố định (Fixed Focus - FF) với mục đích giảm giá thành. Điều này khiến cho chúng ta rất khó can thiệp để chỉnh điểm nét theo mong muốn. Tính năng nhận diện khuôn mặt do đó cũng gần như "không còn tác dụng".
Tốc độ thực thi của việc chụp ảnh cũng rất chậm, bạn phải mất từ 3 đến 5 giây cố gắng nhấn nút chụp mới thực hiện được việc chụp hình! Thật khó hiểu là với cấu hình hoàn toàn tương tự, những chiếc máy Android khác như LG LTE 2 hay Windows Phone như Lumia 520 đều chụp với tốc độ tốt hơn nhiều. Đây là một điểm Nokia phải tập trung cải thiện trong các bản cập nhật sau này.
Dưới đây là một vài hình ảnh chụp từ camera của Nokia X, mời các bạn theo dõi:
Khi chụp với điều kiện ánh sáng tốt, ảnh của Nokia X vẫn khá nhạt và bị bệt màu
Các chi tiết thường xuyên bị làm nét thái quá với độ sắc nét lớn hơn 4. Nếu chụp người, bạn nên hạ độ sắc nét này xuống, nếu không sẽ xuất hiện hiện tượng như bức ảnh dưới đây:
Trên đầu người bạn của người viết xuất hiện "lốm đốm" các điểm như ... tóc bạc. Đây là hiệu ứng phụ của việc tăng độ sắc nét quá đà
Với độ phân giải 3mpx, camera này cho chi tiết chỉ chấp nhận được
Ảnh chụp trong nhà có độ nét kém và khá nhiều nhiễu (có thể thấy rõ ở khu vực tủ bếp phía dưới góc trái)
Chụp với ánh sáng yếu , máy có xu hướng tự động giảm nhiễu quá đà, khiến hình ảnh mất sắc nét
Máy đạt được độ nét và chi tiết tốt nhất với khoảng cách tầm 25 - 30 cm
So với chiếc Lumia 520, rõ ràng khả năng của Nokia X là thua kém nhiều, cả về chi tiết, cơ chế lấy nét, lẫn về khả năng chống lóa. Tuy vậy, Nokia X lại khá hay ở chỗ cho phép can thiệp về độ sắc nét và độ bão hòa màu ngay từ menu chỉnh thông số chụp. Đây là một điều khá hay, so với việc các thông số này hoạt động hoàn toàn tự động trên Lumia 520.
Sau quá trình sử dụng, người viết xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong khi sử dụng camera của Nokia X để "tác nghiệp":
- Tránh chụp các vùng có độ tương phản quá mạnh, ví dụ như chụp bông hoa trắng trên nền sẫm màu, hay chụp người mặc áo trắng trên khung cảnh tối, ảnh sẽ bị "lóa", mất độ sắc nét và tương phản đi nhiều.
- Tắt chức năng nhận diện khuôn mặt, nó rất vô ích.
- Cơ chế lấy nét Fixed focus cho phép ngay cả khi rung tay bạn vẫn có thể có được một tấm hình khá nét, không bị nhòe. Đặc biệt là hình chụp lúc máy vừa "chớp" và hình chụp sau khi lưu vào thẻ nhớ là khác nhau. Hãy kiểm tra trước khi chụp một bức hình khác.
- Có thể điều chỉnh độ bão hòa màu và độ sắc nét trước khi chụp để cho kết quả tốt hơn.
Nhìn chung, camera của Nokia X, nếu xét đến mức giá rất rẻ của nó, thì vẫn có thể coi là "chấp nhận được" nếu bạn không quá khó tính. Tuy nhiên, ngay cả khi so với một chiếc máy cùng tầm giá là Lumia 520, máy cũng chưa được tối ưu bằng, đặc biệt là về tốc độ. Hy vọng với các phiên bản nâng cấp của Nokia, thành phần này sẽ được quan tâm tốt hơn nữa.
Đọc thêm: Trên tay Nokia X tại Việt Nam: Máy nhỏ gọn, chắc chắn