- Phạt hay không phạt nhân viên: Hai trường phái quản trị đối nghịch giữa ông Phạm Nhật Vượng và ông Nguyễn Đức Tài, cùng lời giải của giáo sư Phan Văn Trường
- Tàu ngầm hạt nhân của Nga bị nổ khiến 14 sĩ quan thiệt mạng
- Thảm họa Chernobyl và những bí mật của vụ nổ nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế kỷ 20
Thảm họa Chernobyl xảy ra ngày 26/4/1986 khi nhà máy điện nguyên tử tại Ukraine phát nổ, tạo ra một thảm họa nguyên tử nghiêm trọng bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Vụ tai nạn được biết đến với cái tên "thảm họa Chernobyl".
"Tội đồ" của thạm họa này theo nhiều người là kỹ sư Dyatlov, người phụ trách chính trong ngày xảy ra vụ nổ. Dyatlov sinh năm 1931 tại vùng Krasn Krasnoyarsk thuộc Nga. Tốt nghiệp trung học, cậu theo học tại Trường Kỹ thuật Khai thác mỏ và Luyện kim Norilsk khoa kỹ thuật điện. Sau khi tốt nghiệp bằng cử nhân danh dự, anh tiếp tục theo học tại Học viện Vật lý Kỹ thuật Moskva, nơi anh nhận bằng kỹ sư vật lý chuyên ngành tự động hóa và điện tử, cũng với bằng danh dự.
Ra trường, Dyatlov được sắp xếp về làm việc tại xưởng đóng tàu ở Komsomolsk-on-Amur, nơi anh làm việc trong phòng thí nghiệm bí mật số 23 chuyên nghiên cứu về các tàu ngầm hạt nhân.
Năm 1973 Dyatlov được chuyển đến Nhà máy điện hạt nhân mới được xây dựng ở Chernobyl (thuộc Ukraine) và làm việc ở đó trong 13 năm – leo lên các vị trí từ phó phòng phản ứng sang phó kỹ sư trưởng. Tại đây ông nhận hai giải thưởng Nhà nước là Huân chương Huy hiệu Danh dự và Huân chương Biểu ngữ Đỏ Lao động.
Trong cuốn tự truyện kể về thảm họa Chernobyl, Dyatlov kể lại ngày diễn ra vụ nổ, công việc diễn ra vẫn bình thường và ông bị bất ngờ khi nghe thấy vụ nổ. Một lỗi nào đó đã xuất hiện trong quá trình thử nghiệm (vốn đã thành công nhiều lần trước) khiến họ không thể tắt lò hạt nhân số 4, làm nhiệt bên trong lò tăng lên đáng kể. Tuy rằng đã ấn nút khẩn cấp để tắt nhưng lò vẫn phát nổ.
Dyatlov đã ra lệnh bơm nước vào lò phản ứng để làm mát, rồi trong trong tâm trạng bị bất ngờ và hoảng loạn, ông đã ra lệnh tắt các lò phản ứng bằng tay - một quyết định mà Dyatlov sau đó thừa nhận là không thể. Theo các dữ liệu khác về đêm bi kịch, Dyatlov đã hành động một cách lo lắng, liên tục la mắng cấp dưới và không muốn tin rằng một vụ nổ đã xảy ra trong lò phản ứng.
Chất ô nhiễm phóng xạ thoát ra ngoài không khí sau khi vụ nổ thổi bay lớp vỏ đầu tiên. Sau đó, một phần mái của lò sụp xuống giúp khí ôxy tràn vào - cộng với nhiệt độ cực cao của nhiên liệu lò phản ứng và graphit của bộ phận điều tiết - đã gây cháy graphit. Đám cháy này góp phần lớn vào sự lan tràn nhiên liệu phóng xạ và các nguyên tố gây ô nhiễm ra các vùng xung quanh.
Sau vụ nổ, Dyatlov có những dấu hiệu đầu tiên phơi nhiễm phóng xạ, ông liên tục ói mửa và được đưa đến bệnh viện ở Moskva. Vào đêm định mệnh đó, ông đã tiếp xúc với bức xạ lên tới 390 REM và sau này phải tập đi lần thứ hai trong đời khi các vết thương phóng xạ trên chân đã lành.
Cùng với những người khác chịu trách nhiệm về thảm họa (Giám đốc Brukhanov và kỹ sư trưởng của nhà máy, Nikolay Fomin), Dyatlov phải ra tòa và lãnh án 10 năm tù dù đang bị bệnh.
Tuy nhiên theo Dyatlov thì trách nhiệm chỉ một phần về ông, theo ông lỗi chính nằm ở thiết kế. "Các lò phản ứng đã không tuân thủ hơn 30 yêu cầu thiết kế tiêu chuẩn - quá đủ cho một vụ nổ. Để giải thích thảm kịch theo một cách khác: trước khi biện pháp bảo vệ được dỡ bỏ, lò phản ứng đã đạt đến trạng thái giống như bom hạt nhân và không có tín hiệu báo động. Làm thế nào các nhân viên có thể nhận ra trạng thái đó - qua khứu giác hay xúc giác?”.
Tóm lại ông cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến vụ nổ là do lò phản ứng đã được kích nổ bởi chính hệ thống khẩn cấp của nó.
Mặc dù ốm yếu và tàn tật, Dyatlov vẫn phải ngồi tù và trả giá cho những sai lầm của mình. Tuy nhiên chỉ 4 năm sau ông đã được thả tự do nhờ hàng ngàn đơn xin ân xá. Sau khi ra tù Dyatlov trải qua điều trị y tế ở Đức, nhưng đã chịu đựng rất nhiều đau đớn và qua đời vào năm 1995 vì suy tim do phóng xạ.
Đến nay hai nguyên nhân gây ra thảm họa Chernobyl vẫn là giả thuyết. Một giả thuyết cho rằng, những người điều hành nhà máy điện đã phạm phải sai lầm trong quá trình làm việc dẫn đến vụ nổ. Giả thuyết thứ hai thì cho biết nguyên nhân tai nạn là vì thiết kế bị lỗi của lò phản ứng RMBK.
Có thể 200 người tử vong vì sập hầm tại bãi thử hạt nhân Triều Tiên
(Techz.vn) Đài truyền hình Nhật đưa tin một căn hầm đang được xây dựng tại bãi thử hạt nhân Triều Tiên bị sập, 200 công nhân có thể đã thiệt mạng.