Sau thành công của các mẫu điện thoại giá rẻ, tầm trung thuộc dòng Lumia của Microsoft (trước đây là Nokia) hay gần đây nhất là ZenFone của ASUS, các mẫu smartphone thương hiệu Việt đang loay hoay tìm hướng đi cho mình khi lợi thế về giá thành cũng đã không còn.
Bên cạnh đó, một mẫu điện thoại được rất nhiều người mong chờ là Bphone lại nằm ở phân khúc và câu chuyện cũng không đơn thuần nằm ở việc sản xuất, marketing, bán hàng và hỗ trợ người dùng.
Lối đi nào cho thương hiệu Việt?
Đây là câu hỏi đã từng đặt ra trong rất nhiều giai đoạn, đặc biệt là thời điểm giữa năm 2013, khi mà các hãng điện thoại lớn bắt đầu chú trọng hơn vào phân khúc điện thoại giá rẻ cùng với sự đổ bộ của các thương hiệu Trung Quốc.
Trước đó, giá rẻ là ưu thế quan trọng của các thương hiệu smartphone Việt trên thị trường. Bởi vậy, khi các hãng điện thoại lớn chịu đầu tư mạnh vào điện thoại giá rẻ, đặc biệt là Nokia, sau đó là LG, Sony, Samsung, HTC và cuối cùng đó là sự đổ bộ của các thương hiệu Trung Quốc đã khiến những cái tên như Q-Mobile, Mobiistar, Hkphone,… bị đe dọa.
Màn đổ bộ "ồ ạt" của các smartphone Trung Quốc. Ảnh: Android Authority
Các thương hiệu Việt ngày càng co cụm trước sức mạnh của các thương hiệu lớn hơn trên toàn cầu, đi kèm với đó là sức ép từ các thương hiệu Trung quốc như Lenovo, Oppo, Huawei… và một phần cũng là do thị trường điện thoại xách tay hoạt động rất hiệu quả. Các thương gia luôn đem về những dòng sản phẩm mới có sức hút từ nhiều thương hiệu nổi tiếng với giá thành phải chăng, quy trình hậu mãi không thua kém nhiều so với điện thoại chính hãng.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng tỏ ra thờ ơ trước hàng Việt. Không cần phải để ý những nhận định, khảo sát, nghiên cứu xa xôi, người dùng cũng sẽ dễ dàng nhận ra điều đó. Những chủ đề, bài viết liên quan đến điện thoại thương hiệu Việt còn quá ít nếu đem so sánh với các thương hiệu lớn.
Tất nhiên, đó là những nguyên nhân hiển hiện mà ai cũng có thể nhận ra dưới góc độ một người dùng bình thường. Nguyên nhân sâu xa nằm ở sự “dè bỉu” về chất lượng với suy nghĩ “hàng Việt ruột Trung Quốc”. Điều này khiến khoảng cách giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng ngày càng xa. Trong khi đó, nhiều người lại bỏ ra số tiền lớn để sở hữu hàng cao cấp của Oppo, đây là thực sự là một nghịch lý khó hiểu.
Thương hiệu Việt sẽ tìm được lối đi khi giải đáp được nghịch lý đó. Chấp nhận mạo hiểm làm một sản phẩm cao cấp hẳn với các đối tác lớn như Qualcomm, Samsung, LG hoặc giảm giá xuống mức tối ưu nhất. Khó!
Câu chuyện về Bkav Bphone
Bphone có rất nhiều ưu điểm mà nhiều điện thoại thương hiệu Việt khác không có được. Đầu tiên, Bkav là một OEM, sử dụng 100% công sức và trí tuệ của người Việt. Tại sao lại nói công sức và trí tuệ, bởi nước ta chưa có ngành công nghiệp linh kiện di động tốt ở thời điểm này. Bên cạnh đó, hãng có được những đối tác chính thức có tiếng trên thị trường như Qualcomm chẳng hạn.
Thứ hai, Bkav đã khẳng định được thương hiệu, một thương hiệu mang tính quốc gia tiêu biểu tại Việt Nam. Các sản phẩm về phần mềm của hãng đã vượt qua biên giới lãnh thổ và được ưu ái sử dụng tại nhiều nơi trên thế giới. Bởi vậy, khi Bphone mới mấp mé xuất hiện tại một sự kiện lớn, ngay lập tức các cơ quan truyền thông lớn tỏ ra quan tâm.
Bphone có đủ điều kiện cần để thành công
Thứ ba, Bphone trình làng với mức giá không hề rẻ, một sự lựa chọn đúng như đã phân tích ở trên. Một mức giá để tạo dựng được niềm tin nơi giới công nghệ, niềm tin về một sản phẩm hoàn mỹ được lắp ráp từ các đối tác lớn trên toàn thế giới.
Tiếp theo, Bkav đủ tiềm lực và đội ngũ kỹ sư trình độ cao để tạo nên một bản ROM dựa trên nền tảng Android cho riêng mình cùng những tính năng bảo mật hàng đầu.
Cuối cùng đó là một xưởng sản xuất với quy mô lớn nhằm tạo dựng một kế hoạch lâu dài về sản phẩm trong thời gian tới cho dù Bphone có thành công hay không.
Thế nhưng, khi đạt được những thành tựu trên sau quá trình nghiên cứu, phát triển lâu dài, Bkav lại phải đối mặt với những khó khăn chồng chất khi sản phẩm của hãng gặp khá nhiều lỗi ở bản thử nghiệm cũng như bản chính thức, đồng thời chậm trễ trong việc giao sản phẩm tới khách hàng. Phải chăng Bkav đã quá vội vàng cho ra mắt Bphone khi chưa thực sự hoàn thiện mọi mặt? Điều đó không quan trọng, quan trọng là hãng biết làm tất cả để đảm bảo trải nghiệm cho người dùng.
Phải chăng Bkav đã quá vội vàng cho ra mắt Bphone khi chưa thực sự hoàn thiện mọi mặt? Điều đó không quan trọng, quan trọng là hãng biết làm tất cả để đảm bảo trải nghiệm cho người dùng.
Song, người Việt lại có một thói xấu khi săm soi mọi yếu tố, phân tích để loại bỏ những gì mà người khác cho là tốt nhất. Đó là thói đố kỵ và sự đố kỵ lại đang giết chết sự sáng tạo của chính chúng ta. Một điều tốt thì luôn cho ý tưởng đó là "đạo", còn tiếng xấu thì "dí" cho bằng được.
Bphone cần có sự ủng hộ từ phía người dùng
Một cái khung kim loại đặt nhà sản xuất BYD với bức thư hợp tác được lộ diện cũng là cái cớ để người Việt dựa vào để nói này nói nọ. Dè bỉu hàng Việt sử dụng linh kiện Trung Quốc nhưng lại bỏ hàng đống tiền ra mua điện thoại Oppo, Huawei, Xiaomi.
Có một câu chuyện với tựa đề "bát cơm" với tình tiết chính là chàng thanh niên ném Bphone vào người đi đường. Mặc dù chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, song, câu chuyện nói lên được sự tâm huyết của đội ngũ Bkav trong việc tạo nên một sản phẩm mà ai cũng "dè bỉu". Điều đó khó chịu vô cùng.
Đã đến lúc cần phải nhìn nhận lại giữa điện thoại “thương hiệu Việt” và “thuần Việt”, giữa Bphone và những thiết bị khác. Bphone có điều kiện cần để thành công nhưng quan trọng hơn, điều kiện đủ nằm ở người tiêu dùng chúng ta.
Hãy thử tưởng tượng, bạn cất công nghiên cứu và tạo ra một thứ gì đó để làm mọi người vui nhưng chưa kịp giới thiệu đã nhận được lời chê bai. Cảm giác của bạn lúc đó như thế nào? Chắc cũng giống anh chàng trong câu chuyện "bát cơm" kia.
Ngoài ra, việc nhận mình là một thương hiệu Việt nhưng lại có một giá bán khá cao khiến nhiều người dùng xa lánh, trong khi, trước đây, sản phẩm cao nhất có giá chưa tới 6 triệu đồng. Đã đến lúc cần phải nhìn nhận lại giữa điện thoại “thương hiệu Việt” và “thuần Việt”, giữa Bphone và những thiết bị khác. Bphone có điều kiện cần để thành công nhưng quan trọng hơn, điều kiện đủ nằm ở người tiêu dùng chúng ta.