Nikkei, tờ báo chuyên về các lĩnh vực tài chính, kinh doanh và công nghiệp của Nhật vừa có bài viết nói về việc các hãng điện thoại Việt Nam đang cố giành lại thị trường trong nước từ tay các ông lớn.
Theo đó, Vingroup, tập đoàn bất động sản lớn nhất Việt Nam vừa thông báo sẽ lên kế hoạch sản xuất điện thoại thông minh trong năm nay. Trong khi hãng điện gia dụng Asanzo cũng sẵn sàng cho việc tung ra thị trường 600.000 smartphone trong năm 2018, tăng gấp 50 lần so với năm 2017.
Tuy nhiên, Nikkei đã bỏ qua Mobiistar đang khá được chuộng ở thị trường nông thôn và đang tìm lối đi mới ở Ấn Độ. Cùng với đó là sự xuất hiện "thoáng qua" trên truyền hình của Bphone thế hệ thứ 3 từ Bkav.
Thị trường màu mỡ
Tại Việt Nam, Samsung đang nắm gần một nửa thị trường, các thương hiệu trong nước chỉ có thể bước chân vào từ phân khúc giá bình dân.
"Miếng bánh" smartphone tại Việt Nam tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, khoảng 10%/năm và đã tăng gấp đôi từ năm 2014-2017 với 15 triệu smartphone đã được bán ra trong nước, theo Nikkei.
Samsung chiếm gần một nửa thị phần smartphone tại Việt Nam. Ảnh: Nikkei.
Những năm gần đây, thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng, ước tính khoảng 30-40 triệu chiếc đang được sử dụng. Chỉ trong năm 2017, 15 triệu điện thoại thông minh đã được bán.
Tuy nhiên, "miếng bánh" này đã bị Samsung chiếm gần một nửa với 46,5%. Trong khi đó thị phần của Oppo ở mức 19,4% và Apple chỉ 9,2%.
Oppo gia nhập thị trường Việt Nam năm 2012 đã nhanh chóng vượt mặt Apple trở thành thương hiệu thứ hai kinh doanh smartphone tại Việt Nam chỉ sau 5 năm. Điều này có được nhờ phần lớn vào quảng bá tính năng selfie.
Xiaomi, một thương hiệu khác cũng đến từ Trung Quốc cũng đang vật lộn để mở rộng thị trường tại Việt Nam thông qua nhà phân phối Digiworld.
Người cũ vẫn tiếp tục nỗ lực
Asazo, hãng điện tử Việt Nam chuyên sản xuất TV sẽ chi 200 tỷ đồng để đẩy mạnh sản xuất điện thoại thông minh trong năm nay. Công ty này từng bước vào lĩnh vực smartphone với hai model vào năm 2017. Tuy nhiên chỉ có vỏn vẹn 12.000 sản phẩm được làm ra.
Trong năm 2018, Asanzo lên kế hoạch ra mắt sản phẩm mới đều đặn mỗi quý. Hãng sản xuất hy vọng sẽ có 600.000 sản phẩm được sản xuất trong năm nay.
Theo ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch Asanzo, hãng đang xem xét việc phát hành các smartphone có mức giá dưới 1 triệu đồng. Đây là phân khúc ít đối thủ cạnh tranh. Samsung tại Việt Nam đưa ra mức giá 2,5-25 triệu đồng. Trong khi đó các mẫu iPhone của Apple có giá 9-30 triệu đồng.
Năm 2017, Asanzo đã đạt doanh thu 4,62 ngàn tỷ đồng. 90% doanh thu đến từ việc kinh doanh TV, smartphone chiếm chưa tới 1%. Asazon đặt mục tiêu nâng con số này lên 30% trong năm 2020.
Ngoài Asanzo, Bkav cũng là cái tên đáng lưu tâm. Đây là công ty phần mềm bảo mật hàng đầu tại Việt Nam và cũng là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất điện thoại "Made in Vietnam".
Cụ thể năm 2015, hãng ra mắt sản phẩm có tên gọi Bphone. Cái tên gọi sự liên quan đến iPhone của Apple. Tuy nhiên sản phẩm này có thấp hơn khoảng 40% so với iPhone vào thời điểm đó. Hiện Bkav đang tiến hành chiến dịch quảng bá cho sản phẩm Bphone 3 sắp ra mắt của mình.
Theo đoạn quảng cáo 15 giây trên TV, Bphone 3 sẽ trang bị mặt lưng từ kính với cảm biến vân tay đặt trên logo chữ B. Một số chuyên gia công nghệ dự đoán Bphone sẽ sở hữu màn hình tràn cạnh theo xu hướng smartphone năm nay.
Sau 2 lần không mấy thành công, Bkav vẫn ra tiếp tục ra mắt Bphone 3.
Smartphone Việt không chỉ Asanzo và Bkav, mà còn Mobiistar - từng đứng thứ 4 thị trường trong một số thời điểm của năm 2016- 2017. Tuy không quá nổi bật tại thị trường trong nước, nhưng Mobiistar đã bắt đầu bán ra các sản phẩm của mình tại Ấn Độ.
Theo trang Indianexpress, việc một hãng di động Việt Nam đổ bộ Ấn Độ là điều lạ lẫm. "Nhưng Mobiistar, hãng di động đã bán smartphone từ năm 2009, không gia nhập thị trường mà không có kế hoạch cụ thể", trang này cho hay.
"Điện thoại hỗ trợ 4G hiện có rất nhiều ở Ấn Độ và mạng 4G cũng đang phát triển nhanh chóng. Đây được xem là thị trường trọng điểm của ngành công nghiệp di động và chúng tôi nhìn thấy những cơ hội lớn tại nơi này”, ông Ngô Nguyên Kha - CEO Mobiistar, cho biết.
Người mới đầu tư mạnh
Tháng 6/2018, Vingroup thông báo họ đã lên kế hoạch sử dụng 131 triệu USD để thâm nhập thị trường di động trong nước. Một công ty con với tên gọi VinSmart sẽ được thành lập tại khu công nghiệp ở tỉnh Hải Phòng.
Trước đó, Vingroup đã quyết định xây dựng một nhà máy sản xuất xe hơi tại Việt Nam hồi tháng 9/2017. Đồng thời, tập đoàn này cũng sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại bên ngay cạnh nhà máy xe hơi.
Ban đầu, Vingroup sẽ tập trung vào dòng điện thoại giá tốt tương tự cách hãng này áp dụng với lĩnh vực kinh doanh xe hơi. Sau đó Vingroup sẽ tiếp tục sản xuất các sản phẩm phân khúc cao cấp hơn.
Theo ông Nguyễn Việt Quang phó chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup, thời gian đầu công ty VinSmart sẽ chỉ đẩy mạnh sản xuất các smartphone giá tốt.
Bên cạnh đó, Vingroup cũng hợp tác với các nhà sản xuất linh kiện cuối (OEM) nước ngoài nhằm tối ưu nhất chi phí đầu vào và giảm trực tiếp trên giá bán. Theo một cố nguồn tin tham gia kế hoạch, hiện Vingroup đang trong thời gian tìm hiểu công nghệ từ đó lựa chọn đối tác cung cấp linh kiện.
Điện thoại thông minh giá rẻ là cách tiếp cận thị trường Việt Nam khá thích hợp. Bởi những người có thu nhập thấp thường có xu hướng mua điện thoại di động cơ bản chỉ để giữ liên lạc.
Theo Nikkei, tương lai của điện thoại thông minh do các công ty Việt Nam sản xuất sẽ phụ thuộc vào việc họ lựa chọn giá bán ra như thế nào. Bên cạnh đó còn là những tính năng hấp dẫn, các chiến dịch thu hút người tiêu dùng thông qua mạng xã hội và chiến lược tiếp thị.
Theo: zing.vn
Bphone 3 “bằng xương bằng thịt” xuất hiện trên quảng cáo VTV6
(Techz.vn) Một đoạn video quảng cáo ngắn về mẫu smartphone “Made in Viet Nam” đã xuất hiện trên kênh VTV6.