- Nỗi lòng của Shark Dzung Nguyễn: Chọn nhà đầu tư cũng như chọn chồng, startup nếu vì tiền mà dính "thính" hạng nặng từ các quỹ ngoại có thể sẽ phải hối hận trong tương lai
- 2 cái sai của startup trong mắt Shark Linh: Chạy theo đam mê và nhăm nhăm làm ra sản phẩm hoàn hảo
- VTV chưa đưa ra bình luận về Chủ tịch Asanzo tham dự shark tank mùa 3
Lỗ nhưng vẫn đầu tư?
Được biết đến là “Cá mập Công nghệ", nhà đầu tư Nguyễn Mạnh Dũng (hay còn được biết đến là Shark Dzung Nguyen) - Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam & Thái Lan đã có 11 năm trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm với hàng loạt khoản vốn được coi là "người đỡ đầu" cho các startup nổi tiếng như như Tiki, Vatgia, NhacCuaTui, Batdongsan, Vicare, Jupviec, Topica, Vexere, CleverAds, Luxstay... và tham gia sáng lập Foody.
Tuy nhiên, nhìn vào các con số biết nói trong các thương vụ đầu tư của Shark Dzung, người hâm mộ không thể đặt dấu chấm hỏi “Lỗ như này sao vẫn đầu tư"?
Nguồn ảnh: CafeF
Một ví dụ điển hình là Tiki.vn - với việc có thêm nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư mới trong đó có quỹ CyberAgent của Shark Dzung, Tiki đã không ngại "đốt tiền" với mức lỗ năm 2018 lên đến 757 tỷ đồng - theo như số liệu công bố trong báo cáo thường niên của VNG. Mức lỗ này gấp gần 3 lần so với năm 2017 qua đó nâng tổng lỗ lũy kế của Tiki đến cuối năm 2018 vào khoảng 1.300 tỷ đồng.
Tương tự, các mảng đầu tư nổi bật trong danh mục với những cái tên như NhacCuaTui, Foody, Topica … cũng liên tục gọi vốn và rót vốn, chứng tỏ đang trong trạng thái “đốt tiền" hoặc “lợi nhuận chưa cao".
Tóm lại, nếu lấy số liệu kinh doanh của các công ty mà các cá mập đang đầu tư thì chắc chắn shark Dzung đang là nhà đầu tư lỗ nhất của Shark Tank.
Cá mập có khẩu vị lạ hay chiến lược đầu tư thú vị?
Cần nhấn mạnh việc phân biệt giữa một doanh nghiệp đang ở mức “lỗ" và “thua lỗ"
- Lỗ là một khái niệm trong tài chính khi doanh thu < chi phí dẫn tới lỗ
- Thua lỗ mang tính chủ quan, ám chỉ làm ăn không chỉ lỗ về tài chính mà còn không hiệu quả, không phát triển được quy mô lẫn hoạt động và sản phẩm.
Do đó, tiêu chí “lỗ" chỉ là một phần trong bài toán tổng thể về sự phát triển của một công ty. Với ví dụ của Startup Tiki, cùng với số liệu lỗ về tài chính là sự bùng nổ trong thị trường TMĐT và thị phần áp đảo trong thị trường này đến từ 1 thương hiệu Việt. Tương tự, trên thế giới cũng có rất nhiều thương hiệu tên tuổi nằm trong vùng luân chuyển giữa “lỗ để phát triển” và “lỗ có chiến lược” này. Amazon lỗ 20 năm nhưng là Công ty giá trị nhất thế giới với trị giá thị trường 1000 tỷ USD hay Uber/Grab vẫn thường xuyên báo lỗ dù đang đứng ở chiếu trên những startup giá trị nhất thế giới. Những start-up này đang góp phần lớn thay đổi nền kinh tế cũng như thói quen và trải nghiệm người dùng.
Có nhiều chỉ tiêu để nhà đầu tư nhìn thấy một nền tảng đang phát triển bền vững, từ đó tự tin đầu tư thêm vào". Shark Dũng cũng nhấn mạnh khi đã quyết định đầu tư, anh sẽ cố gắng hỗ trợ công ty tất cả những gì có thể, từ xây dựng nguồn lực, tìm kiếm đối tác đến kêu gọi vốn. Thậm chí anh còn trở thành cánh tay phải, thành nhà tư vấn bất đắc dĩ cho người sáng lập, "họ có thể nhấc máy gọi bất cứ lúc nào kể cả là giữa đêm".
Rõ ràng, tầm nhìn xa trông rộng và triết lý đầu tư là điều quan trọng để theo dõi một hành trình đầu tư, phát triển giữa Shark và Startup, cũng là một điều các nhà khởi nghiệp cần lưu ý khi hoạch định những kế hoạch phát triển của mình.
Nỗi lòng của Shark Dzung Nguyễn: Chọn nhà đầu tư cũng như chọn chồng, startup nếu vì tiền mà dính "thính" hạng nặng từ các quỹ ngoại có thể sẽ phải hối hận trong tương lai
(Techz.vn) Theo Shark Dzung Nguyễn, nếu điều đó xảy ra, hậu quả sẽ hết sức nghiêm trọng, nó có thể biến một startup từ 100 triệu USD thành con số 0.