Sách ‘gối đầu giường’ của Đặng Lê Nguyên Vũ: 6 nỗi sợ hãi này khiến nhiều người mãi không giàu lên được!
"Nghĩ giàu, Làm Giàu" một cuốn sách kinh điển về làm giàu, làm người của Napoleon Hill nổi tiếng toàn thế giới, với 60 triệu bản được bán suốt 70 năm qua. Đây cũng là một trong số những cuốn sách gối đầu giường của Đặng Lê Nguyên Vũ - theo lời tự nhận của "vua cà phê Việt".
Trong nhiều cuộc trò chuyện với báo giới xoay quanh chuyện Khởi nghiệp - Làm giàu, Đặng Lê Nguyên Vũ luôn nhắc tới đầu sách này và khuyến khích các bạn trẻ và những người khao khát đổi đời hãy đọc "Nghĩ giàu, Làm giàu".
Cuốn sách là tinh hoa được tác giả Napoleon Hill dành toàn bộ thời gian và công sức suốt gần 30 năm để phỏng vấn hơn 500 người nổi tiếng và thành công nhất trong nhiều lĩnh vực, cùng hàng ngàn doanh nhân khác, được xem là có giá trị vĩnh hằng theo thời gian về tính đúng đắn.
Trong sách này, ở những trang đầu tiên, Napoleon Hill đã chỉ ra 6 nỗi sợ hãi cơ bản trong cuộc sống mà mỗi chúng ta ai cũng thường mắc phải vào một số thời điểm trong đời, giống như những lực cản lớn chắn ngang con đường đi đến thành công, giàu có. Và đương nhiên, để đổi đời, mỗi người phải nhận diện 6 nỗi sợ này và học cách vượt qua chúng.
Sợ nghèo khó - Nỗi sợ hãi mang tính huỷ diệt nhất
Theo Napoleon Hill, nỗi sợ này khiến người ta tê liệt khả năng suy luận, hủy hoại sức tưởng tượng, giết chết tính tự lực, làm xói mòn lòng nhiệt tình và làm mất thế chủ động. 369
Ngoài ra, nó còn dẫn tới sự thiếu kiên định trong mục đích, khuyến khích sự trì hoãn, vô hiệu hóa khả năng tự kiểm soát, hủy hoại khả năng tư duy chính xác, làm phân tán sự tập trung nỗ lực và biến sức mạnh ý chí thành thứ vô dụng.
Tồi tệ hơn, nó giết chết tình yêu thương và gây phương hại đến những cảm xúc tốt đẹp nhất của bạn. Vì vậy, sợ nghèo đói ược xếp ứng đầu danh sách sáu nỗi sợ căn bản có sức hủy diệt lớn nhất vì nó là nỗi sợ hãi khó chế ngự nhất.
6 dấu hiệu dễ thấy ở người mang nỗi sợ đói nghèo:
- Lãnh đạm.
- Thiếu quyết đoán.
- E ngại.
- Lo lắng.
- Thận trọng thái quá.
- Do dự.
2. Sợ bị chỉ trích - Tội ác xấu xa nhất
Tại sao con người lại có nỗi sợ này, không ai biết! Nhưng có điều chắc chắn là nỗi sợ này rất phát triển trong mỗi cá nhân.
Napoleon Hill cho rằng, nỗi sợ hãi cơ bản này là một phần trong bản chất tự nhiên của con người, nỗi sợ hãi này làm ta không những tìm mọi cách tước đoạt của cải hay tài sản của đồng loại mà còn biện minh cho hành động của mình bằng cách chỉ trích tính cách của họ.
Có một thực tế ai cũng biết, rằng kẻ trộm thường chỉ trích người mà hắn ăn trộm, các chính trị gia mưu cầu chức vị không phải bằng năng lực và phẩm cách của mình, mà bằng cách gièm pha công kích các đối thủ của họ.
Nỗi sợ bị chỉ trích cướp mất sự sáng tạo của con người, hủy hoại óc tưởng tượng, hạn chế cá tính, làm mất dần tính tự lực, và gây ra hàng trăm kiểu thiệt hại khác nữa.
Các bậc cha mẹ thường gây cho con cái những tổn thương không thể bù ắp được qua những lời chỉ trích mắng mỏ. Mẹ của một người bạn cùng phòng thời niên thiếu của tôi thường phạt roi cậu ấy mỗi ngày và luôn kết thúc bằng câu: "Rồi mày sẽ phải vào trại cải tạo trước tuổi hai mươi thôi con ạ!". Kết cục là cậu ấy bị vào trại cải huấn thật, vào năm mười bảy tuổi.
Mỗi người đều có cả kho những lời chỉ trích và sẵn sàng biếu không cho bất cứ ai dù người bị chỉ trích có yêu cầu hay không.
Chỉ trích phải được xem là một tội ác (trên thực tế nó là tội ác xấu xa nhất) đối với bất kỳ bậc cha mẹ nào cố tình tạo ra mặc cảm tự ti trong ầu óc con cái mình bằng những lời chỉ trích không cần thiết.
Các dấu hiệu của nỗi sợ bị chỉ trích:
- E dè
- Thiếu tự tin
- Thiếu cá tính
- Mặc cảm tự ti
- Thích chơi ngông
- Thiếu sáng kiến
- Không có tham vọng
3. Sợ đau ốm - Căn nguyên từ suy nghĩ tiêu cực
Nỗi sợ này có căn nguyên về cả mặt thể chất lẫn mặt xã hội của nó. Nó liên hệ mật thiết với nỗi sợ tuổi già và cái chết. Chúng ta sợ đau yếu bởi những hình ảnh khủng khiếp in ậm trong trí óc chúng ta về những gì xảy ra khi thần chết đột ngột gõ cửa. Chúng ta sợ còn vì những khoản chi phí khổng lồ từ các hóa đơn tiền thuốc.
Có những chứng cứ hùng hồn chứng minh rằng bệnh tật đôi khi bắt nguồn từ những suy nghĩ tiêu cực. Những suy nghĩ đó "thẩm thấu" dần vào tâm trí bạn qua ý kiến của người khác hoặc do bản thân tự tạo ra.
Các dấu hiệu của nỗi sợ bị đau ốm:
- Tự ám thị
- Chứng nghi bệnh
- Thể dục sai cách
- Tính nhạy cảm
- Tự nuông chiều bản thân
- Sống bê tha
- Thói quen đọc các sách nói về bệnh tật và lo lắng thái quá về khả năng bị bệnh tật đánh quỵ.
4. Sợ bị mất đi tình yêu thương – Nỗi sợ hãi đau đớn nhất
Ghen tuông và một số dạng khác của chứng loạn thần kinh phát sinh từ nỗi sợ bị mất đi tình yêu thương của người khác. Đây là nỗi sợ hãi đau đớn nhất trong số sáu nỗi sợ hãi cơ bản. Có lẽ nó có sức tàn phá ghê gớm nhất đối với cơ thể và tinh thần con người so với những nỗi sợ khác.
Các dấu hiệu của nỗi sợ bị mất tình yêu thương có thể nhận thấy là:
- Ghen tuông. Có thói quen nghi ngờ vô cớ bạn bè và người mình yêu thương.
- Tìm lỗi nơi người khác. Có thói quen tìm kiếm lỗi lầm của bạn bè, người thân, các Đối tác và cả người yêu của mình khi thoáng bị khiêu khích, hoặc chẳng cần một nguyên cớ nào cả.
- Máu đỏ đen. Có thói quen cờ bạc, ăn cắp, lừa ảo, bằng không thì cũng tận dụng mọi trò may rủi khác để kiếm tiền chu cấp cho người yêu vì tin rằng tiền bạc có thể mua ược tình yêu. Có thói quen chi tiêu quá khả năng thu nhập, mắc nợ
5. Sợ tuổi già - Căn nguyên "nhà nghèo"
Nỗi sợ này chủ yếu xuất phát từ hai nguồn. Một là, mọi người thường nghĩ rằng tuổi già đi đôi với nghèo khó. Hai là, sự lo lắng về những gì chờ đợi họ ở thế giới bên kia.
Nguyên nhân phổ biến nhất của nỗi sợ tuổi già có liên quan đến khả năng bị nghèo đói. "Nhà nghèo" không phải là một từ dễ nghe. Nó làm người ta rùng mình khi đối mặt với ý nghĩ rằng họ sẽ sống những ngày cuối đời trong cảnh túng quẫn và phải dựa vào nguồn từ thiện.
Khả năng bị đau ốm cũng dễ xảy ra hơn khi con người già đi và chính nó cũng góp phần gây nên nỗi sợ hãi về tuổi già. Nguy cơ suy giảm tình dục theo tuổi tác cũng gây ra nỗi sợ tuổi già, vì không ai muốn mình sẽ mất đi ham muốn tình dục cả.
Những dấu hiệu thông thường nhất của nỗi sợ tuổi già:
- Thiếu nhiệt huyết
- Tự biện hộ
- Ăn mặc và hành động không phù hợp
6. Sợ cái chết – Nỗi sợ ác nghiệt nhất
Với nhiều người, đây là nỗi sợ ác nghiệt nhất trong tất cả các nỗi sợ cơ bản. Những đau đớn khủng khiếp của nỗi sợ hãi gắn liền với ý nghĩ về cái chết, trong đa số các trường hợp, có thể xuất phát từ tâm lý cuồng tín tôn giáo. Ý nghĩ về sự trừng phạt vĩnh viễn nơi địa ngục hủy hoại mọi thú vui trong cuộc sống và làm hạnh phúc trở nên hão huyền.
Các dấu hiệu của nỗi sợ cái chết:
- Thói quen nghĩ về chuyện chết chóc thay vì tận hưởng tối đa những gì tố đẹp nhất của cuộc sống.
- Đôi khi nỗi sợ cái chết liên hệ mật thiết với nỗi sợ nghèo đói.
- Trong các trường hợp khác, nỗi sợ cái chết thường xuất phát từ bệnh tật và sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
- Nguyên nhân phổ biến nhất của nỗi sợ cái chết là sức khỏe kém, nghèo đói, không có nghề nghiệp phù hợp, thất tình, bệnh tâm thần và cuồng tín trong tôn giáo.
Linh Chi biên tập - Theo: soha
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tốn bao nhiêu tiền xăng cho dàn xe Range Rover trong hành trình xuyên Việt 2019?
(Techz.vn) Tổng cộng 16 chiếc Range Rover được ông Đặng Lê Nguyên Vũ - chủ thương hiệu cafe Trung Nguyên - sử dụng trong chuyến đi xuyên Việt của Hành Trình Từ Trái Tim 2019.