Nghị định 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được căn cứ vào các luật sau:
- Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015
- Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
- Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008
- Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005
Theo đó, các vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà người Việt đi xe máy hay mắc phải sẽ bị xử lý hành chính theo Điều 6 của Nghị định trên: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Không đội mũ bảo hiểm
Khoản 3, điểm i và điểm k: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Không xi-nhan khi chuyển hướng
Khoản 4, điểm a: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với vi phạm chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức)
Vượt đèn đỏ
Khoản 4, điểm c: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Không bật đèn xe vào buổi tối
Khoản 2, điểm c: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xekhông sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
Dừng, đỗ, quay đầu xe không đúng quy định
Khoản 2, điểm h: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe.
Khoản 3, điểm a, điểm đ và điểm h: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối vớingười điều khiển xe dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường; dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau.
Khoản 4, mục d: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe trên cầu.
Khoản 5, điểm d và điểm e: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe,quay đầu xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
Tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu, bia
Khoản 6: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Khoản 8, điểm c: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Đi vào đường cấm
Khoản 4, điểm i: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định
Sử dụng điện thoại trong khi đang lái xe
Khoản 3, điểm o: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối vớingười điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Dùng xe máy kéo xe, chở vật cồng kềnh
Khoản 4, điểm k: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
“Giá niêm yết” các vi phạm giao thông người Việt đi ô tô hay mắc phải
(Techz.vn) Tại Việt Nam, ô tô và xe máy là hai phương tiện giao thông phổ biến nhất. Sau đây là những vi phạm giao thông mà người Việt đi ô tô hay mắc phải kèm quy định về mức phạt đối với những vi phạm này.