Doanh nghiệp

Những sản phẩm thất bại của Apple

Những sản phẩm thất bại của Apple
Trước khi có được các thành công bước ngoặt với iPod và iPhone, Apple từng phải trải qua không ít sóng gió nhiều thất bại cay đắng.

Tin liên quan: 


1. Apple Lisa

Cách đây vừa đúng 30 năm, Apple đã có một trải nghiệm không hề vui chút nào với mẫu máy tính để bàn mang tên Apple Lisa mới của hãng. Cho tới ngày hôm nay, các chứng cứ xoay quanh sự tồn tại của sản phẩm này gần như không còn tồn tại với sự can thiệp của Apple. Nếu quan tâm tới Apple Lisa, bạn có thể tìm thấy nó tại một bãi phế liệu ở Logan, Utah.

Apple Lisa

Nguyên nhân khiến Apple Lisa được xem là một trong những thất bại lớn nhất từ trước tới nay của Apple đến từ doanh số bán ra nghèo nàn của nó. “Nhà Táo” chỉ bán được khoảng 10.000 đơn vị sản phẩm kể từ thời điểm ra mắt vào năm 1983 với giá 10.000 USD một chiếc. Phần doanh thu này rõ ràng kém xa những kì vọng lớn lao ban đầu từ khoản đầu từ lên tới 50 triệu USD dành cho phần cứng và 100 triệu USD khác cho việc phát triển dự án này.

2. Apple 3

Apple 3

Thất bại của Apple 3 đã dạy cho Steve Jobs một bài học cay đắng nhưng cũng hết sức có ý nghĩa đó là: đừng để một chuyên gia tiếp thị làm công việc của một người kĩ sư. Sản phẩm này được ra mắt vào năm 1980 với giá trị cốt lõi bắt nguồn từ đội ngũ marketing của công ty. Apple 3 là một phiên bản máy tính hết sức bất ổn tới mức nó không có nổi chỗ đứng trên thị trường chỉ một năm sau khi được bán ra. 

3. Macintosh 20th

Macintosh 20th

Để kỉ niệm 20 năm ra mắt của thế hệ Macintosh đầu tiên, Apple đã cho ra mắt sản phẩm với tên gọi đúng như ý nghĩa của nó, Macintosh 20th,vào năm 1996. Sản phẩm này được thiết kế khá đẹp mắt với lớp vỏ màu vàng xanh, bàn phím bọc da và loa ngoài Bose cực chất. Mặc dù vậy, các cố gắng nâng cấp Macintosh của Steve Jobs cùng với các cộng sự chỉ đem lại cho họ một kết quả nghèo nàn đến từ doanh số của thiết bị này. Apple mất chi phí trung bình là 7.500 USD cho một sản phẩm. Hãng chỉ bán được 12.000 đơn vị và thậm chí những chiếc cuối cùng trong đó được bán với mức giá chưa tới 2.000 USD.

 4. Motorola ROKR

Motorola ROKR

Trở lại thời kì cách đây gần 10 năm với sự thống trị thị trường điện thoại di động của Nokia, khi mà Apple quyết định hợp tác với hãng điện thoại Mỹ nổi tiếng để cho ra mắt một thiết bị di động mới có khả năng chạy các bài hát mua về từ thư viện nhạc iTunes. Nó được ra mắt chính thức vào năm 2005 với thiết kế chẳng khác gì một chiếc điện thoại Nokia của thế kỉ trước. Sở hữu bộ nhớ nghèo nàn giới hạn lại ở 100 bài hát, cộng thêm tốc độ tải nhạc cực kì chậm từ iTunes, Motorola ROKR chẳng mấy chốc rơi vào quên lãng tới mức cả Apple lẫn Google/Motorola ngày nay chẳng mảy may đả động gì tới thương vụ làm ăn này nữa.

 5. MobileMe

MobileMe

Sự thiếu tính toán kĩ lưỡng của Apple đã nhanh chóng giết chết dịch vụ MobileMe của hãng trên iOS. MobileMe vốn được thiết kế để người sử dụng có thể dễ dàng truy cập từ xa vào email, danh bạ, ảnh, lịch và dữ liệu của họ. Tuy nhiên, dịch vụ này đã nhanh chóng xuất hiện nhiều lỗi khi được bắt đầu đưa vào sử dụng. Và sự ra đời của iCloud sau đó chính là lời khai tử chính thức dành MobileMe.