Giải trí

Nghe hướng dẫn trên mạng, thanh niên tự sửa MacBook giá nghìn đô bằng cách cho máy vào lò nướng, đây là kết quả cuối cùng

Nghe hướng dẫn trên mạng, thanh niên tự sửa MacBook giá nghìn đô bằng cách cho máy vào lò nướng, đây là kết quả cuối cùng

*Thử nghiệm được tiến hành bởi Alistair Wooldrige

Tống một chiếc MacBook Air giá 1.000 USD và lò nướng không phải là giải pháp đầu tiên bạn nên làm khi chiếc laptop đáng tin cậy của bạn bỗng nhiên lăn đùng ra chết. Nhưng đó lại là giải pháp mà tôi chọn sau khi cố sửa chữa mà không thành.

Tăng nhiệt độ cao hơn so với hướng dẫn trên mạng là một ý tưởng tồi, trừ khi mục tiêu của bạn là khiến mọi linh kiện trên bo mạch chủ tách rời ra. Dưới đây là chi tiết quá trình thử nghiệm của tôi:

Ngày 1: MacBook Air đột nhiên tắt ngúm sau một tai nạn

Chiếc MacBook Air này được tôi mua vào năm 2014 với cấu hình RAM tối đa và CPU nhanh nhất. Tôi đã dự tính sẽ gắn bó với nó nhiều năm chứ không nghĩ sẽ sớm đưa nó vào một chiếc lò nướng như thế này.

Nghe hướng dẫn trên mạng, thanh niên tự sửa MacBook giá nghìn đô bằng cách cho máy vào lò nướng, đây là kết quả cuối cùng - Ảnh 1.

Đây là chiếc MacBook Air của tôi (bức ảnh duy nhất mà tôi chụp nó)

Ngày hôm đó khi hết giờ làm, tôi chuẩn bị cất chiếc MacBook để đi về nhà. Khi nhét laptop vào túi chống sốc, tôi đã thao tác không chính xác và chiếc laptop rơi xuống sàn từ độ cao khoảng 30cm, tiếp đất bằng phần góc máy.

Ban đầu tôi chẳng nghĩ sẽ có bất cứ thiệt hại nào, đây không phải lần đầu chiếc MacBook của tôi bị rơi và thường thì nó vẫn hoạt động tốt.

Tuy nhiên, lần này khi mở nắp máy để kiểm tra tôi thấy màn hình bị vỡ, chiếc quạt tản nhiệt bỗng nhiên rít lên ở tốc độ tối đa kèm theo đèn nền màn hình và đèn nền phím nhấp nháy liên tục. Sau đó, tất cả vụt tắt, chiếc MacBook lịm đi không còn bất cứ hoạt động nào.

Ngày 2: Sơ cứu

Có vấn đề gì đâu, tôi nghĩ, bị rơi với góc cắm xuống như thế này có thể khiến SDRAM bị ảnh hưởng nhưng khởi động lại là hết thôi mà.

Nhưng trong khi giữ nút nguồn để chờ chiếc MacBook bật lên, sự lạc quan của tôi ngày càng giảm sút. Và cuối cùng, tôi tuyệt vọng chấp nhận rằng chiếc MacBook Air của mình không thể bật lên được nữa.

Theo hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật trên mạng, tôi đã làm tất cả những điều sau:

- Reset NVRAM/PRAM và SMC nhiều lần

- Tháo pin ra và để qua đêm sau đó lắp lại

- Tháo tất cả các thành phần/đầu nối ra khỏi bo mạch chủ sau đó lắp lại

- Kiểm tra xem nút nguồn có bị hỏng hay không

- Thử những nguồn cấp điện khác nhau

Không có phương pháp nào hữu ích, chiếc MacBook vẫn không bật lên được. Nó thậm chí còn không sạc được, đèn trên bộ sạc không phát sáng.

Ngày 3: Thử nghiệm nướng

Trên mạng có rất nhiều câu chuyện có hậu về những chủ sở hữu MacBook đã hồi sinh được chiếc laptop của họ bằng cách nướng nhẹ trong lò.

Tôi hình dung, chỉ cần phương pháp này có hiệu quả với 4 người trên mạng thì nó cũng sẽ hiệu quả với tôi. Ý tưởng của tôi, dựa vào hướng dẫn trên mạng, đó là làm nóng bo mạch chủ ở mức vừa đủ để hàn lại kết nối bị hỏng nếu có.

Chỉ được đặt bo mạch chủ vào lò nướng nên công việc đầu tiên tôi cần làm là gỡ bỏ các linh kiện và các kết nối khỏi bo mạch.

Đây là công việc khá dễ dàng, chỉ cần có một số đầu vít 5 cạnh và tuốc nơ vít Torx. Mạch I/O cũng được tháo ra khỏi khung. Vì nghi ngờ rằng vấn đề có thể nằm ở đây nên tôi cũng sẽ đưa mạch I/O vào lò nướng.

"Bí kíp" trên mạng hướng dẫn rằng nên nướng bo mạch chủ trong lò ở nhiệt độ 170 độ C, thời gian 7 phút. Tuy nhiên, những chi tiết như dùng loại lò nướng nào, có cần sấy sơ bộ trước hay không... thì lại không được liệt kê trong các hướng dẫn.

Tôi nghĩ rằng sốc nhiệt sẽ gây ra vấn đề với bo mạch chủ nên tôi chọn nướng từ từ. Sợ chiếc lò nướng bị bao phủ bởi chiếc MacBook nóng chảy, tôi đã sử dụng lò nướng độc lập mà tôi mua để dự phòng cho mỗi dịp Giáng sinh thay vì dùng lò nướng của gia đình trong bếp.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, tôi đem chiếc lò nướng trong căn phòng cách ly xa với ngôi nhà để tiến hành thử nghiệm.

Sau khi sắp xếp bo mạch chủ và mạch I/O một cách cẩn thận vào khay ở giữa lò, tôi điều chỉnh nhiệt độ lên mức 170 độ C và hồi hộp chờ đợi lò nướng đạt đến nhiệt độ ấy. Không có gì đáng ngạc nhiên xảy ra, chiếc MacBook bị nướng một cách nhẹ nhàng dù mùi vị không dễ chịu lắm.

Tuy nhiên, tôi đã chuẩn bị trước bằng cách đặt lò nướng trong phòng cách ly với cánh cửa mở ra bên ngoài. Sáu phút sau khi nướng, mọi việc vẫn diễn ra êm đềm. Một vài sợi dây nhỏ bắt đầu hơi tan chảy nhưng tôi tự tin rằng bo mạch chủ vẫn ổn.

Nghe hướng dẫn trên mạng, thanh niên tự sửa MacBook giá nghìn đô bằng cách cho máy vào lò nướng, đây là kết quả cuối cùng - Ảnh 2.

Bo mạch chủ và mạch I/O đang được nướng trong lò

Với sự tự tin dâng cao và nghĩ rằng quá trình nướng sắp xong rồi, trong 60 giây cuối tôi quyết định tăng nhiệt độ tới 180 độ C để chắc chắn rằng mọi mối hàn sẽ được sửa chữa. Trong khi tôi tò mò nhìn qua cửa sổ lò nướng thì mọi thứ đảo lộn chỉ trong 30 giây.

Căn phòng tràn ngập những tiếng nổ như người ta rang bỏng ngô khi các điện trở và các linh kiện tự tách ra khỏi bo mạch chủ và rơi xuống sàn lò nướng. Không khí thoải mái, êm đềm và đầy tự tin trước đó được thay thế bằng một bầu trời u ám.

Quá trình nướng kết thúc khi bo mạch chủ uốn cong và âm thanh chói tai khi CPU vặn vẹo, từ từ rời ra khỏi socket. Tôi vội vã tìm ổ cắm điện để ngắt kết nối và kéo mạnh cửa lò để mở ra với hy vọng hạn chế được thiệt hại.

Sau đó, mọi thứ bắt đầu dịu xuống và bo mạch chủ từ từ trở lại hình dạng ban đầu. Khi bo mạch chủ vẫn còn nóng, tôi cố gắng dùng một chiếc thìa gỗ để ép CPU trở lại socket nhưng không mấy thành công.

Nghe hướng dẫn trên mạng, thanh niên tự sửa MacBook giá nghìn đô bằng cách cho máy vào lò nướng, đây là kết quả cuối cùng - Ảnh 3.

CPU hơi trồi lên sau khi nướng

Nghe hướng dẫn trên mạng, thanh niên tự sửa MacBook giá nghìn đô bằng cách cho máy vào lò nướng, đây là kết quả cuối cùng - Ảnh 4.

Cổng USB và MagSafe hơi bị bong ra

Khi không khí dần trở lại bình thường và chiếc lò nướng giảm độ nóng, tôi bắt đầu đánh giá lại quyết định tống chiếc MacBook Air 1.000 USD vào lò nướng của mình.

Tôi làm nóng một que hàn và dành 30 phút cùng 1 cái nhíp để cố gắng gắn lại các linh kiện nhỏ vào bo mạch chủ với hy vọng cứu vãn được một số chức năng. Nhưng sau lần làm hỏng thứ ba, tôi chấp nhận rằng chẳng còn hy vọng nào nữa.

Nghe hướng dẫn trên mạng, thanh niên tự sửa MacBook giá nghìn đô bằng cách cho máy vào lò nướng, đây là kết quả cuối cùng - Ảnh 5.

Một số điện trở bị bong ra, số khác thì lung lay

Hỏi đáp

Tại sao không mang chiếc MacBook Air tới Genius Bar tại Apple Store?

Đầu tiên, chiếc MacBook Air của tôi đã hết bảo hành. Tôi biết, nhiều người sẵn sàng trả cho Apple hàng trăm USD để thay bo mạch chủ. Trong trường hợp của tôi, tôi không chắc rằng bo mạch chủ là phần duy nhất bị hỏng nên không muốn tiêu tốn quá nhiều tiền.

Nhưng hiện tại, sau khi đã tống vào lò nướng, tôi rất muốn mang chiếc MacBook Air của mình tới Genius Bar, chắc chắn sẽ rất vui đấy.

Cấu hình của chiếc MacBook Air này như thế nào?

Nó được mua vào tháng 9/2014 với:

- CPU Intel Core i7 lõi kép 1.7GHz, ép xung Turbo Boost tối đa 3.3GHz

- 8GB SDRAM 1600MHz LPDDR3

- SSD 128GB PCIe

Tại sao không sử dụng nhiệt kế?

Thành thật mà nói, chỉ vì tôi lười. Tôi sở hữu nhiều loại nhiệt kế kỹ thuật số dành cho lò nướng và một chiếc nhiệt kế hồng ngoại sẽ cực kỳ phù hợp với thử nghiệm này. Toàn bộ quá trình nướng được thực hiện trong 60 phút vội vã sau một ngày làm việc.

Bây giờ nghĩ lại, nếu tôi dành một nửa thời gian, giống như cách tôi chuẩn bị cho bài viết này, để kiểm soát nhiệt độ thích hợp thì có lẽ tôi đã không phải ngồi đây với đống linh kiện vô dụng, cháy đen.

Anh có ý định mua một chiếc MacBook khác không?

Hiện tại thì chưa. Tôi đã mua một case máy tính rẻ tiền để thay thế. Tôi chuyển sang dùng laptop đã hơn 10 năm và giờ tôi muốn trở lại dùng máy tính để bàn xem có gì thay đổi không. Hóa ra tôi nhận thấy nhiều thứ đã thay đổi, cỗ máy tính mới mau chóng trở thành một trong những thứ tôi yêu thích nhất. Thông số của nó đây nè:

- CPU AMD Ryzen 3 2200G với đồ họa Radeon Vega 8 Graphics - với mức giá cực rẻ hiệu năng của con chip này thực sự ấn tượng.

- 8GB RAM DDR4 - các tác vụ của tôi thường xuyên vượt quá giới hạn này nên có thể tôi sẽ phải nâng lên 16GB để đáp ứng mọi yêu cầu công việc

- SSD 120GB - sử dụng cho tập tin khởi động của hệ thống, được mã hóa với LUKS

- HDD 1TB - dùng để lưu trữ các tập tin lớn, cũng được mã hóa bằng LUKS

- Cài đặt Ubuntu tiêu chuẩn. Ban đầu, hỗ trợ nhân cho dòng APU này rất hạn chế vì thế khả năng khởi động thành công chỉ là 50/50 và nó thường bị khóa một cách ngẫu nhiên. Nhưng kể từ khi lên phiên bản 4.18.0, mọi thứ bắt đầu hoạt động ổn định.

Khi đang di chuyển, thường là đi tàu, tôi sử dụng một chiếc HP Stream 11-R001NA màu tím sáng, thứ mà đồng nghiệp của tôi thường bảo là laptop đồ chơi.

Cố gắng cài Ubuntu 18.10/GNOME 3.30 hoạt động tốt với 2GB RAM của chiếc laptop này là một thách thức quá lớn nên tôi chuyển sang dùng Lubuntu và LXDE/LEXQT, hệ điều hành khiến chiếc laptop nhỏ nhắn này có thể sử dụng được. Thông số của nó:

- CPU Intel Celeron N3050 1.6GHz

- 2GB SDRAM DDR3L

- Ổ eMMC 32GB

Chiếc lò nướng của hãng nào đấy?

Nó là lò nướng Klarstein MasterChef 60 Mini Oven và chỉ được dùng để dự phòng cho bữa tối Giáng Sinh. Nó có 1 quạt đối lưu nhỏ nhưng nguồn nhiệt tới từ bốn phía, 2 phía trên và 2 phía dưới. Đây không phải chiếc lò nướng lý tưởng để phân phối đều nhiệt độ nhưng là lựa chọn an toàn hơn so với việc sử dụng lò nướng của gia đình trong bếp.

Lựa chọn này vừa đảm bảo khói độc không bay khắp nhà và cũng an toàn hơn với tôi. Ai mà biết được vợ tôi sẽ làm gì tôi nếu chiếc lò nướng của cô ấy bị tôi làm hỏng khi cố sửa chiếc MacBook Air.

Theo: soha, Trí Thức Trẻ 

 

Apple xin lỗi người dùng MacBook vì lỗi bàn phím nhưng cho rằng chỉ có một số ít máy gặp vấn đề

(Techz.vn) Sau 3 thiết kế bàn phím khác nhau vẫn không khắc phục hết các vấn đề, Apple đã phải chính thức xin lỗi người dùng MacBook.