Cụm từ "Steve Jobs sẽ không bao giờ..." đang trở thành câu cửa miệng để phản ánh nỗi thất vọng của người hâm mộ Apple trên Facebook và Twitter.
- Steve Jobs nằm trong số những người Mỹ ảnh hưởng nhất
- Bức thư tình của Steve Jobs gây tranh cãi tại Trung Quốc
- Đồng sáng lập Apple: 'Steve Jobs như tái sinh vào Microsoft'
- Tim Cook nói gì về tương lai và tiền bạc tại Apple?
- Tim Cook, thiên tài thay thế Steve Jobs
Tim Cook đang phải vượt qua cái bóng của Steve Jobs.
Đó là lời ca thán đầy tiếc nuối mà người ta vẫn nghe thấy mỗi khi phát hiện ra sự cố nào đó trên thiết bị và dịch vụ của Apple, nhất là sau khi iPhone 5 ra đời.
Cụm từ "Steve Jobs sẽ không bao giờ..." đang trở thành câu cửa miệng để phản ánh nỗi thất vọng của người hâm mộ Apple trên Facebook và Twitter.
Sau khi huyền thoại công nghệ ra đi vào ngày 5/10/2011, Apple đã tổ chức một số chương trình lớn như lễ ra mắt iPad 2012, hội thảo WWDC nhưng sự kiện được mong chờ nhất chính là ngày công bố iPhone 5. Tuy nhiên, buổi lễ diễn ra tẻ nhạt, đơn điệu và dài dòng khiến nhiều người thốt lên: "Càng xem lại càng thấy nhớ Steve Jobs. Đâu rồi những màn tung hứng, những câu nói làm người nghe như nuốt lấy từng lời, những đoạn cao trào khiến khán giả ồ lên phấn khích?".
Khi iPhone 5 có mặt trên thị trường, nhiều lỗi trong máy lần lượt bị phát hiện và người dùng lại nổi giận cho rằng nếu Steve Jobs còn sống, ông sẽ không chấp nhận sự tệ hại của bản đồ trên iOS 6, sẽ không gỡ bỏ dịch vụ YouTube, sẽ sa thải Tim Cook...
Steve Jobs sẽ không bao giờ chấp nhận một sản phẩm dưới chuẩn như iPhone 5 và iOS 6.
Steve Jobs sẽ không bao giờ gỡ YouTube khỏi iOS 6.
Nếu Steve Jobs còn sống, ông ấy sẽ không để iOS 6 thất bại.
Steve Jobs sẽ không bao giờ chấp nhập bản đồ nửa vời như Apple Maps.
Steve Jobs sẽ không bao giờ chấp nhận điều này.
Steve Jobs sẽ không bao giờ để Apple cho ra đời một thứ như thế này.
Nếu Jobs còn sống, ông sẽ không công bố iPhone với chất lượng cuộc gọi chỉ trên trung bình.
Mọi người sẽ không bao giờ nói "Chuyện này sẽ không xảy ra nếu Jobs còn sống" nếu Jobs vẫn còn sống.
Thứ sáu ngày 5/10 sẽ là lễ tưởng niệm một năm ngày mất Steve Jobs - nhân vật được đánh giá là một huyền thoại của làng công nghệ với những tư tưởng và triết lý đã có ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của cuộc sống. Đóng góp của ông cùng với Apple đã được nhắc đến nhiều, rằng Apple không phát minh ra máy tính, giao diện đồ họa người, thiết bị nghe nhạc, smartphone hay tablet, nhưng họ biết cách kết hợp giữa công nghệ và thẩm mỹ để mang đến những sản phẩm đột phá và thay đổi quan niệm của người dùng.
Khi Jobs qua đời, thế giới đã sốc và cổ phiếu Apple giảm xuống chỉ còn 378 USD. Hiện cổ phiếu của hãng này đạt gần 700 USD. Nếu dùng thước đo ấy để đánh giá thì CEO hiện tại của Apple đã đặc biệt thành công trong việc kế nhiệm Jobs.
Không ai phủ nhận Apple đang được điều hành bởi một lãnh đạo xuất sắc là Tim Cook. Ông vừa phải vượt qua cái bóng quá lớn của người tiền nhiệm, vừa phải duy trì văn hóa của Apple. Nhưng lý do Cook và Apple thành công dù mất đi vị thủ lĩnh tinh thần là vì Jobs, vốn là một người có tầm nhìn xa, đã dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho tương lai của công ty do chính ông lập ra.
Những sự cố gần đây cho thấy Apple đang mất cân bằng trong cuộc chuyển giao giữa "thời kỳ của Jobs" và "thời kỳ của Cook". Họ mắc sai lầm nhiều hơn và đã phải hai lần lên tiếng xin lỗi. Đầu tiên là vào tháng 6 khi họ định rút khỏi danh sách chứng nhận môi trường EPEAT và mới nhất là về dịch vụ bản đồ không như mong đợi. Họ cũng từng ngừng phát loạt quảng cáo gây tranh cãi về nhân viên bán hàng (Genius).
Một số blogger công nghệ nhận định, nếu Jobs vẫn là CEO Apple, Tim Cook có lẽ đang phải ngồi viết đơn từ chức giống như khi Jobs sa thải trưởng nhóm MobileMe năm 2008 vì đã cho ra đời một sản phẩm tệ hại.
Ai cũng có thể sai lầm, nhưng cách xử lý khủng hoảng của Jobs và Cook rất khác nhau. Jobs từng trả lời phỏng vấn tạp chí Fortune năm 1998 rằng: "Nếu tôi đã cố hết sức và thất bại thì... dù sao tôi cũng đã cố hết sức rồi". Ông đổ lỗi rằng người dùng iPhone 4 "cầm điện thoại sai" dẫn đến mất sóng. Còn Tim Cook tỏ ra nhún nhường hơn và mong khách hàng thông cảm.
Tuy nhiên, theo Tim Bajarin, chuyên gia phân tích của Creative Strategies, đây là điều đội ngũ lãnh đạo Apple không thể tránh khỏi. "Họ đang phải tìm đường đi trên đôi giày quá khổ và hiểu rằng không còn sự chỉ đạo của Jobs nữa. Tôi nghĩ có lẽ Cook đứng lên thừa nhận sai lầm và xin lỗi từ rất sớm là để tránh cho mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát".