Mới đây kính thiên văn vũ trụ Kepler đã phát hiện ra một hành tinh mới với tính chất gần giống như Trái Đất. Hành tinh mới này có tên gọi Kepler-452b. Đây cũng được xem như hành tinh giống với Trái Đất nhất từng được phát hiện bởi loài người.
Trái Đất (bên trái) và hành tinh vừa được phát hiện với tên gọi Kepler-452b (bên phải).
Theo NASA, Kepler-452b cũng có một mặt trời của riêng nó. Mặt trời này có độ tuổi gần như tương tự (lớn hơn 1,5 tỷ năm) so với mặt trời của Trái Đất. Điều quan trọng hơn là khoảng cách vừa đủ giữa Kepler-452b và mặt trời của mình. Khoảng cách này giúp nhiệt độ trên Kepler-452b không quá nóng cũng không quá lạnh, phù hợp cho sự tồn tại của nước và sự sống.
Kepler-452b cũng nằm trong một hệ mặt trời tương tự như Trái Đất.
Cũng theo các nhà khoa học, đường kính của Kepler-452b lớn hơn khoảng 60% so với đường kính của Trái Đất. Nhiều khả năng hành tinh này được cấu thành chủ yếu từ đá như Trái Đất của chúng ta.
Số lượng các hành tinh có dấu hiệu sự sống được Kepler phát hiện đã lên đến con số gần 5.000.
Dù có nhiều điểm trùng lặp đến như vậy, chưa hẳn trên Kepler-452b đã có đủ cáaacute;c yếu tố cho sự hình thành của môt thực thể sống. Tuy nhiên, giới khoa học cũng nhận định rằng, với việc nghiên cứu Kepler-452b, loài người sẽ có thể hiểu rõ hơn về quá trình hình thức và phát triển của Trái Đất, qua đó tăng cường thêm sự hiểu biết của mình về thế giới tự nhiên.
Kepler-452b chỉ là một trong số 5.000 hành tinh có khả năng có sự sống được phát hiện bởi kính thiên văn Kepler. Khoảng cách từ hành tinh này đến Trái Đất rơi vào khoảng 1.400 năm ánh sáng.