Khoa học & Đời sống

"Mẹ, con xin lỗi, con mắc bệnh rồi!": Bức tâm thư của một du học sinh mắc bệnh ung thư máu khiến hàng triệu người trẻ bừng tỉnh

Kính gửi mẹ thân yêu của con!

Đây là lần đầu tiên con viết thư cho mẹ, và có lẽ cũng là lần cuối cùng rồi.

Có một vài lời, con thật lòng không biết phải làm thế nào để nói trực tiếp với mẹ, nên chỉ có thể dùng cách "ngu ngốc" thế này để nói hết những lời muốn nói.

Mẹ, con xin lỗi! Con mắc bệnh máu trắng rồi.

Người ta thường nói: "Càng nỗ lực càng hạnh phúc." Con cũng từng nghĩ như vậy, chỉ cần con học xong đại học, tốt nghiệp nghiên cứu sinh, con sẽ có thể nhanh chóng giúp mẹ thoát khổ, để gia đình mình được hạnh phúc.

Thế nhưng thực tế đã chứng minh, mọi nỗ lực của con chỉ mang đến cho nhà chúng ta khó khăn và tuyệt vọng.

Gia đình ta từ trước đến nay đều nghèo khó. Mà bây giờ vì con, gánh nặng của cả nhà lại tăng thêm.

Khi cháu trai 4 tuổi hỏi ông nội: "Tại sao nhà chúng ta lại đổ nát như vậy?" Tuy mọi người đều biết lý do nhưng lại không có ai biết trả lời thế nào.

Trong 3 năm nay, nếu không phải vì có sự kiên trì, giúp đỡ và an ủi từ mọi người, con đã sớm phải sang thế giới bên kia rồi. Đến tận hôm nay, con cảm thấy bản thân đã nợ nhà mình và mẹ rất nhiều.

Lúc con mới bắt đầu bệnh, anh cả nói nhất định phải cứu được con. Vì con, anh đã không hề do dự mà lấy ra hết tiền tiết kiệm để trả tiền viện phí.

Vì con, anh đã phải mang trên mình một khoản nợ lớn.

Lại vì cứu con, mà hiến tủy của mình. Thậm chí vì sợ chị dâu phản đối mà đề nghị ly hôn.

Chị dâu thứ hai của con đau lòng đến độ không dám nhìn, cũng không dám nghe tiếng rên đầy đau đớn của con.

Ngay cả đứa cháu gái 7 tuổi của con cũng khóc lóc bảo không dám ăn vặt nữa mà để dành tiền cho con khám bệnh.

Anh chị vì sợ không thể chăm sóc con chu đáo nên đã xin nghỉ việc, chuyên tâm ở bệnh viện để trông nom con.

Tình nghĩa sâu nặng thế này, con làm sao để trả hết đây!

Hết hóa trị đến cấy ghép, con đã bị nhiễm trùng và biến chứng sang bệnh khác. Trong 3 năm nay, mặc dù mọi người đều luôn cẩn thận chăm sóc và kiếm tiền chữa trị cho con. Nhưng mọi nỗ lực chỉ như người đang đứng trên tảng băng mỏng, con vẫn đứng ngay bờ vực giữa sự sống và cái chết.

Bệnh của con, không chỉ khiến gia đình thêm khốn khó, nợ nần chồng chất. Mà còn khiến mọi người ngày càng mệt mỏi và tuyệt vọng. Cả thể chất và tinh tần đều kiệt quệ.

Đặc biệt là trong 6 tháng qua, đã có mấy lần bệnh chuyển biến xấu, khiến con phải vào phòng cấp cứu. Mỗi lần như vậy con đều cảm thấy rất mệt mỏi. Mệt đến nỗi khiến con không còn kiên trì nổi nữa, chỉ muốn được giải thoát cho xong! Nhớ cái lần con hôn mê ấy, lúc đó con thật sự cảm thấy rất thoải mái, cảm giác thoải mái nhất mà con chưa từng có từ trước đến nay. Nhưng đột nhiên lúc đó ý thức con lại tự nhắc nhở rằng, sự thoải mái này có thể sẽ đổi lấy nỗi đau mãi mãi từ mọi người.

Thật ra, con có thể bình tĩnh chấp nhận tất cả sự đau đớn do cơn bệnh này gây ra, kể cả cái chết. Nhưng con lại không dám đối mặt với hình ảnh mẹ và chị ôm đầu òa khóc sau khi thấy con bệnh nặng. Ánh mắt vô hồn đó của mọi người, còn khiến con đau lòng, khó chịu hơn gấp trăm ngàn lần là lấy dao cắt vào trái tim con.

Con bệnh đã được 3 năm, mà mẹ lúc nào cũng luôn ở bên chăm sóc chu đáo. Tất cả những cay đắng, đau khổ mà mẹ phải gánh chịu đã vượt quá giới hạn người bình thường có thể chịu đựng được rồi.

Mỗi ngày đều phải đi bộ từ căn phòng trọ tồi tàn đến bệnh viện ít nhất là 6 lần nhưng mẹ lại không hề than mệt mỏi, vẫn luôn đúng giờ đến thăm, lau dọn, khử trùng sạch sẽ phòng bệnh.

Ngày xưa khi con đi học, mẹ đưa con đến trường. Bây giờ, con ở bệnh viện, mẹ đợi con về nhà. Ngay cả khi ông sắp mất, mẹ và mọi người cũng không thể trở về tiễn đưa...

Bởi vì con quá yếu, nên mỗi ngày mẹ đều phải giúp con lau người và rửa chân. Những lúc như vậy, mẹ thường nhìn cơ thể gầy gò của con, đôi mắt đột nhiên đỏ lên rồi âm thầm lặng lẽ rơi nước mắt trong lòng, nhẹ nhàng lau mình cho con một cách cẩn thận. Con thật sự không dám tưởng tượng, người mẹ luôn ra vẻ lạc quan và mạnh mẽ trước mặt con lúc này, sẽ có bộ dạng đau buồn và tuyệt vọng đến cỡ nào khi không có con ở bên.

Khi con bệnh nặng đến nỗi không còn cách nào để cứu trị được nữa, mẹ lặng lẽ nắm bàn tay con khẽ run rẩy, khóc không thành tiếng, nhưng vẫn cố nhịn không nói những lời đại loại như muốn đưa con về nhà, mà chỉ uyển chuyển hỏi con có muốn về nhà gặp ai hay không.

Con biết, mẹ đã cố hết sức rồi. Nhưng dù mẹ có sức cùng lực kiệt cũng không thể đổi cho con một đời khỏe mạnh. Mẹ cố gắng cả đời, nhưng đổi lại chỉ là màn đêm tăm tối và sự tuyệt vọng.

Con biết, mẹ không cam lòng, nhưng cũng không thể làm được gì nữa.

Mẹ đã từng nói với con, chỉ cần người còn sống, mọi thứ khác đều không quan trọng, chỉ cần chúng ta nỗ lực, muốn cuộc sống sau này thế nào đều được...

Mỗi lần nhớ đến mấy lời này, con đều rất tự hào. Mặc dù mẹ không được đi học, nhưng hiểu biết lại cao hơn nhiều so với nhiều người.

Mẹ vừa gầy vừa nhỏ con, sức lực lại yếu, vậy mà lại sống cuộc đời cao thượng, mạnh mẽ đến thế.

Mẹ dịu dàng, lương thiện, dù nhiều lần bị cuộc sống cơm áo gạo tiền này chà đạp đến cỡ nào đi nữa, vẫn không hề than trách hay mất đi hi vọng...

Người mẹ như vậy, khiến con không cách nào từ bỏ bản thân mình được.

Mẹ, mẹ có thể hứa với con một điều không?

Vì cái nhà này, vì con và cả chính mình, mẹ nhớ phải tự chăm sóc mình thật tốt. Còn về con, mọi người chỉ cần cố gắng đến đây là được rồi. Con sẽ không kề hối tiếc hay oán trách điều gì, mẹ cũng không cần phải tự trách đâu. Cuộc sống vốn có những cơ hội riêng của nó, vận mệnh cũng vậy, cũng có quỹ đạo khác biệt nhau. Nếu có một ngày nào đó, có một việc mà mẹ không thể làm được, con hi vọng mẹ có thể hiểu, đó chỉ là quy luật tự nhiên.

Con hi vọng mẹ có thể kìm nén nước mắt mà mỉm cười nhìn mọi thứ dần trôi thành quá khứ. Bởi vì con chỉ đổi một cách khác, để ở bên cạnh mẹ mà thôi.

Cám ơn mọi người đã luôn ở bên cạnh con.

Yêu mẹ nhiều,

Đứa con trai nhỏ bất hiếu!

Theo: Trí Thức Trẻ 

 

Các ông bố bà mẹ hãy đọc những cuốn sách này để hiểu vì sao người Do Thái dạy con trẻ thành thiên tài

(Techz.vn) Người lớn chúng ta thường có thói quen ứng xử với con cái giống như những cách mà chúng ta đã từng chịu ứng xử khi còn bé.