Cộng đồng mạng

Loạt ảnh “vạch trần” tự truyện Huyền Chip

Loạt ảnh “vạch trần” tự truyện Huyền Chip

Những đoạn văn được đánh dấu, thêm chú thích và nhận xét về độ thiếu chân thật trong sách của Huyền chip đang lan truyền trên cộng đồng mạng.

Câu chuyện của Huyền Chip về chuyến đi “tay không bắt giặc” đến 25 nước đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của không chỉ mạng xã hội mà còn trên các diễn đàn, báo mạng… Tính xác thực của câu chuyện trở thành đề tài nóng, được bàn tán rất nhiều, nhất là sau buổ họp báo và trả lời lấp lửng của cô nàng “thừa máu liều” kia.

Mới đây nhất, một thành viên trên mạng xã hội đã “dày công” đọc và phân tích, đánh dấu những đoạn văn có “mùi của gió” trong cuốn truyện của Huyền chip. Sau khi đính kèm nhận xét và chụp ảnh, thành viên này đã đăng lên trang chia sẻ ảnh trực tuyến để đông đảo người dùng có thể “mục sở thị” những tình tiết có phần phi lý trong câu chuyện “ngao du cùng 700 đô”.

Mời bạn đọc xem các “bằng chứng thép” dưới đây: 

 

Ngoài ra liên quan đến sự việc còn có lá tư gửi đến Cục Xuất bản do độc giả Trần Ngọc Thịnh đã đưa ra nhiều bằng chứng hơn nữa về "sự thật"!

 Bài viết có tựa đề "Xôn xao lá thư 21 trang kiến nghị dừng xuất bản sách của Huyền Chíp" được đăng tải trên Báo Giáo Dục Việt Nam, Techz.vn xin phép được đăng tải nguyên văn để độc giả có thể nắm rõ hơn. 

______________________________

Xôn xao lá thư 21 trang kiến nghị dừng xuất bản sách của Huyền Chíp

Mới đây, dân mạng đã xôn xao về bức thư dài 21 trang của một độc giả gửi Cục Xuất bản (Bộ Thông tin & truyền thông) đề nghị tạm đình chỉ phát hành để thẩm định lại nội dung và tư tưởng cuốn sách hai tập mang tên "Xách ba lô lên và đi" của Huyền Chíp.

Sau hơn một tuần kể từ ngày giới thiệu về tập 2 của cuốn sách "Xách ba lô lên và đi" của tác giả Huyền Chíp, đến giờ những nghi vấn về sự thật trong cuộc hành trình này vẫn đang là một dấu chấm hỏi lớn khiến dư luận băn khoăn.

 

Huyền Chíp - tác giả cuốn Xách ba-lô lên và đi.


Trước hàng loạt những lập luận, lý lẽ của độc giả cùng các ý kiến của nhiều nhà văn, nhà thơ và người có tên tuổi nhận xét, đánh giá về tập "Đừng chết ở Châu Phi" thì dường như cuốn sách của Huyền Chíp vẫn đang được nhiều người ủng hộ và đón đọc.

Cho rằng, đây là cuốn sách có nhiều khúc mắc, mới đây một độc giả có tên Trần Ngọc Thịnh đã soạn thảo một văn bản dài 21 trang đề nghị Cục Xuất bản đình chỉ sách của Huyền Chíp.

Theo đó, bản kiến nghị này viết vào ngày 25.9 do độc giả có tên là Trần Ngọc Thịnh, hiện đang làm chuyên gia tư vấn độc lập cho các dự án phát triển tại Việt Nam đã soạn thảo và gửi đến Cục trưởng Cục Xuất bản (Bộ Thông tin và Truyền thông) vào khoảng 14 giờ 30 ngày 26.9.

 

Thư kiến nghị dài 21 trang của độc giả Trần Ngọc Thịnh.


 

Trong lá thư, độc giả này đã trình bày rõ ràng thông tin cá nhân và nêu kiến nghị về cuốn sách "Xách ba lô lên và đi" của tác giả Lê Thị Khánh Huyền (tức Huyền Chíp).


Tác giả lá thư cho biết, anh làm văn bản này vì cảm thấy cuốn sách của Huyền Chíp có nhiều điểm phi lý về nội dung không xác thực, thậm chí còn cổ súy cho những hành động gây nguy hiểm trực tiếp đến con người.

 

Trên trang cá nhân của mình, độc giả Trần Ngọc Thịnh còn đính kèm đường link cho các thành viên trực tiếp xem bản kiến nghị dài 21 trang do chính mình soạn thảo cũng như đường link cho những ai đồng tình với quan điểm của mình sẽ đăng ký ủng hộ việc Cục Xuất bản vào cuộc.


Trần Ngọc Thịnh nói về nguyên nhân vì sao lại làm thư kiến nghị: “Là những độc giả yêu sách, sẵn sàng bỏ tiền ra mua sách để được tiếp nhận những thông tin chân thực, hấp dẫn, có ý nghĩa, có giá trị nhân văn, chúng tôi cho rằng việc đặt ra những câu hỏi, những nghi vấn về một số thông tin, chi tiết, sự kiện trong cuốn sách là hoàn toàn phù hợp, và rất chính đáng. Là một tác giả, khi bán tác phẩm của mình tới tay công chúng, thì phải có trách nhiệm, phải trả lời một cách rõ ràng và đầy đủ các thắc mắc, nghi vấn của độc giả”.

Bằng chứng chứng minh Trần Ngọc Thịnh đã gửi đơn khiếu nại lên Cục xuất bản

 
 

Bản kiến nghị được Trần Ngọc Thịnh viết khá rõ ràng, rành mạch gồm 3 phần A, B và C. Trong đó phần A là Những vấn đề nghi vấn gồm 8 luận điểm, mỗi luận điểm lại được chia nhỏ ra với những lập luận, dẫn chứng về cuốn hộ chiếu, về tiền trang trải chuyến đi, về việc xin thị thực, việc làm của Huyền Chíp.

Phần B, độc giả cũng đưa ra những lập luận về nội dung và tư tưởng của cuốn sách "Xách ba lô lên và đi". Tác giả cho rằng việc Huyền Chíp dám “công khai” việc mình làm khi đi du lịch như làm thêm, trốn vé tham quan, ngủ nhờ… đều là việc làm trái pháp luật. Cùng đó là những phi lý khiến nhiều người nghi ngờ đâu là sự thật trong tập sách.

Phần C, Trần Ngọc Thịnh đã có những kiến nghị mong muốn Cục Xuất bản tạm đình chỉ phát hành, tổ chức họp báo công khai thông báo với báo chí rõ về việc đúng, sai của cuốn sách.

Cũng theo đó, độc giả này nhấn mạnh những kiến nghị chính được đề cập trong bản kiến nghi gửi lên Cục với nội dung tạm đình chỉ phát hành cuốn sách "Xách ba lô lên và đi" để thành lập hội đồng thẩm định để thẩm định lại tính chân thực của cuốn nhật ký hành trình hay việc tịch thu, tiêu hủy và cấm phát hành vĩnh viễn cuốn sách “Xách ba lô lên và đi” với tập 1 mang tên “Châu Á là nhà đừng khóc” và tập 2 là “Đừng chết ở châu Phi”. 

Đồng thời, Trần Ngọc Thịnh còn đề nghị Cục Xuất bản là “trọng tài” và là người có quyền hạn trong tay đứng ra giải quyết phân xử cuối cùng về cuốn sách của Huyền Chíp, bởi tranh cãi hoài mà vẫn chưa tìm ra được sự thật thì vô tình Pr cho tác giả.

Trước những thông tin này, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau của các cư dân mạng, nhiều người đồng tình sẽ có thái độ ủng hộ tuy nhiên những người yêu mến sách của Huyền Chíp đã lên tiếng phản đối việc làm của độc giả này và cho rằng phải chăng, anh đang muốn pr cho bản thân mình khi "vùi dập" cuốn sách của Huyền Chíp.

 

Đỗ Tuyến - Báo Giáo Dục Việt Nam

 
____________________________________________

 

Ngay sau khi bức thư được gửi đi, đã nhận được rất nhiều sự đồng tình ủng hộ của các cư dân mạng: 

 

 

Mời bạn xem thêm: “Lùm xùm” chuyện treo thưởng 15.000 đô “ăn theo” Huyền chip

Công Thành