Khoa học & Đời sống

Làm việc cần mẫn 8 tiếng mỗi ngày, cuối tuần cũng không nghỉ ngơi nhưng sự nghiệp vẫn dậm chân tại chỗ, đây là bí quyết của những người làm sếp mà bạn cần học hỏi

Làm việc cần mẫn 8 tiếng mỗi ngày, cuối tuần cũng không nghỉ ngơi nhưng sự nghiệp vẫn dậm chân tại chỗ, đây là bí quyết của những người làm sếp mà bạn cần học hỏi

Lãnh đạo là một công việc mang tính đặc thù. Với vai trò của một người lãnh đạo kinh doanh, bạn không thể chỉ làm việc như một cá thể độc lập. Bạn cần thay đổi tư duy nếu muốn từ bỏ chiếc ghế nhân viên thường nhật và đặt mình vào chiếc ghế mang tên người lãnh đạo.

Dưới đây là một số điều khác biệt khiến một số người có thể trở thành sếp, trong khi bạn vẫn mãi chỉ là nhân viên quèn:

Yếu tố quan trọng đầu tiên là bạn cần biết kiểm soát cảm xúc của mình

Một nhân viên bình thường gần như không gặp bất cứ rào cản trong việc thể hiện cảm xúc. Nhưng, một người lãnh đạo luôn phải biết kiềm chế và thể hiện cảm xúc đúng lúc đúng chỗ.

Khi một khách hàng phàn nàn với bạn về đội ngũ bạn dẫn dắt, bạn không thể để cảm xúc lấn át và đưa câu chuyện đi sai hướng. Bởi lúc này, bạn đóng vai trò như người anh cả trong một gia đình.

Thay vì đưa ra quyết định trong lúc nóng vội, một người lãnh đạo phải biết sử dụng trí thông minh cảm xúc để nhìn nhận vấn đề và giữ bình tĩnh trong lúc sự việc đang rối ren nhất.

Khả năng kiềm chế bản thân sẽ giúp bạn giữ cái nhìn toàn cảnh và không để cảm xúc nhất thời ảnh hưởng đến cục diện chung là kỹ năng một người lãnh đạo bắt buộc phải có.

Người lãnh đạo biết cách đối mặt với nỗi sợ

Một nhân viên bình thường có thể lẩn tránh và trở nên vô hình sau lưng vô số người khác. Nhiều người chỉ nhận ra điều này khi phải chịu đựng cú shock tinh thần. Áp lực khiến họ từ chối tìm cách giải quyết cho mọi vấn đề lơ lửng trên đầu mình, giấu đi nỗi sợ sẽ có người nào phát hiện ra tổn thương tâm lý của họ. Và điều này sẽ hủy hoại sự nghiệp.

Khi muốn thăng tiến trong công việc, bạn phải học cách đối mặt với nỗi sợ và thậm chí học cách để người khác san sẻ nó giúp mình. Lãnh đạo là người “đứng mũi chịu sào”, và nếu bạn muốn đảm nhận vị trí này, bạn cần phải học cách kiểm soát nỗi sợ của mình.

Trở thành người dẫn đường

Một nhân viên bình thường luôn nhận được sự chỉ đạo cụ thể từ các sếp. Bạn nghe hướng dẫn và sau đó thi hành công việc được giao. Nhưng mọi việc trong một bộ máy đều bắt đầu từ người lãnh đạo.

Người lãnh đạo là người dẫn dắt một tập thể, đây chính là lý do vì sao bạn luôn phải đương đầu với vô số khó khăn. Người đi đầu luôn phải trải qua cảm giác lo lắng bởi không biết rủi ro gì mình có thể gặp phải. Vì thế, người lãnh đạo phải học cách không để nỗi sợ kéo mình tụt lùi.

Người lãnh đạo biết truyền cảm hứng

Một nhân viên bình thường luôn nhìn vào cấp trên của mình để cố gắng trong công việc. Nhưng quá trình trên sẽ đảo ngược nếu bạn là một leader. Việc quan trọng nhất của bạn khi này là khích lệ mọi người hoàn thành việc được giao một cách xuất sắc. Và để làm việc này, bạn phải lấy chính mình ra làm tấm gương cho mọi người.

Việc của một lãnh đạo là truyền cảm hứng cho nhân viên từ chính những khó khăn mà anh ta đã trải qua trong công việc và cuộc sống. Đó là nguồn cảm hứng từ các phi vụ kinh doanh thua lỗ, các vấn đề sức khỏe, rạn nứt trong quan hệ tình cảm, thậm chí hôn nhân, các khoảng thời gian nghỉ việc, vòng quay trong cuộc sống bận rộn...

Bất kể bạn đang làm gì, hãy nhớ, một người lãnh đạo phải là nguồn cảm hứng cho mọi người.

Người lãnh đạo biết cách cho đi

Để người khác cống hiến bản thân, trước hết, bạn cần cung cấp cho người ta thứ người ta cần có. Đây là tư tưởng rất nhiều người muốn trở thành leader hay nhầm lẫn. Công việc của bạn không phải là rút cạn sức lực của nhân viên mà là khích lệ họ và giúp họ đạt được mục tiêu mong muốn.

Một khi cấp dưới bạn cảm thấy sự ủng hộ từ phía bạn, cũng như nhận thấy bản thân họ cũng đang trên đường đạt được thành quả, họ sẽ ủng hộ bạn vô điều kiện. Mọi việc đều xuất phát từ bạn. Vì thế, hãy học cách cho đi!

Người lãnh đạo không được phép phàn nàn

Một nhân viên bình thường thích khiếu nại về bất kỳ vấn đề gì cũng được bởi việc giải quyết những tồn đọng đó thuộc về người quản lý. Thật dễ dàng khi chỉ cần phàn nàn mà không phải giải quyết vấn đề gì cả. Nhưng chẳng có ích gì khi một người lãnh đạo không ngừng phàn nàn về mọi vấn đề. Một người lãnh đạo cần thể hiện nhiều thứ hơn là chỉ ngồi một chỗ và cằn nhằn về mọi thứ.

Đứng trên quan điểm người lãnh đạo, mọi việc trở nên khác xa. Bạn phải dành 10% thời gian của mình xác nhận vấn đề và 90% thời gian còn lại tìm cách giải quyết nó.

Người lãnh đạo luôn hiểu sứ mệnh của mình

Chẳng ai hỏi một nhân viên rằng anh ta đại diện cho ai, cho cái gì nhưng với một người lãnh đạo, câu chuyện khác hoàn toàn.

Người lãnh đạo luôn mang trong mình những sứ mệnh và họ có một chuỗi nguyên tắc để tuân theo, ví dụ như:

- Đối xử công bằng với mọi người.

- Không đùn đẩy trách nhiệm.

- Truyền cảm hứng và ủng hộ mục tiêu chung.

- Truyền cảm hứng cho người khác từ chính sự phát triển bản thân.

- Không lạm dụng quyền hành.

- Luôn mong chờ những thành quả tốt cho một tập thể.

Người lãnh đạo phải là người trách nhiệm

Điểm khác biệt lớn nhất giữa một người lãnh đạo và một nhân viên là sự trách nhiệm. Bất kể vấn đề gì nảy sinh, bạn là người cuối cùng phải giải quyết triệt để nó, bạn không thể đùn đẩy trách nhiệm cho người khác như khi còn là một nhân viên.

Một người lãnh đạo cũng có thể vấp ngã nhưng mấu chốt là bạn phải học cách chấp nhận thất bại. Sau cùng, bạn được trả thêm tiền cho sự trách nhiệm của mình mà. Trở nên có trách nhiệm không hề dễ dàng nhưng chính nó là yếu tố tạo nên một người lãnh đạo.

Lãnh đạo không dễ và đó là lý do không phải ai trong số chúng ta cũng có thể đảm nhận cương vị lãnh đạo. Trở thành người lãnh đạo vạch ra cho bạn con đường rộng hơn để phát triển. Lãnh đạo không đáng sợ, nó là thứ nên được trân trọng.

Có thể nói, việc chuyển từ vị trí một nhân viên bình thường sang cương vị người dẫn dắt là trải nghiệm công việc tuyệt vời nhất mà ai trong số chúng ta cũng nên thử. Những bài học khi trở thành lãnh đạo sẽ làm nên con người bạn.

Theo Nhịp sống kinh tế

 

Tiết lộ công thức thành công 6-7-8-9-10: Những bài học giúp đời bạn cán đích ngay khi còn trẻ

(Techz.vn) Nắm chắc công thức này, chắc chắn cuộc đời của bạn sẽ "nở hoa".