Xe A-Z

Đi xe côn tay - Những dấu hiệu cho thấy lá côn có vấn đề, nguyên nhân và cách khắc phục

Đi xe côn tay - Những dấu hiệu cho thấy lá côn có vấn đề, nguyên nhân và cách khắc phục

Với những ai đam mê tốc độ xe côn tay luôn là sự lựa chọn số 1 của họ. Xe côn tay không chỉ nhằm phục vụ nhu cầu đi lại mà nó còn là một niềm đam mê, thú vui của một bộ phận giới trẻ. Tuy nhiên, nếu bộ phận ly hợp hoạt động không đúng cách sẽ dẫn tới tình trạng bào mòn và gây hư hỏng.

Xe bị ì, không bốc

Nếu bạn thấy xe không bốc, bị ì và nhiệt độ máy cao thường xuyên, những dấu hiệu này cho thấy bộ côn tay đang gặp vấn đề.

Thông thường, có hai loại côn tay được sử dụng phổ biến trên dòng xe côn tay là côn khô và côn ướt (ngâm dâu), các lực ép được tạo thành bởi lò xo trụ bố trí xung quanh hoặc lò xo hình đĩa. Trong đó, loại côn ướt lại sử dụng lò xo ép hình trụ bố trí xung quanh được sử dụng phổ biến hơn.

Trên xe côn tay, việc đóng ngắt của côn được thực hiện bằng tay thay vì bằng cần số như xe côn số tự động. Vì vậy nó cho phép kiểm soát mô-men xoắn tối ưu hơn, tạo ra sự phấn khích, hứng thú cho người điều khiển xe. Nhiều người khi mới làm quen với loại xe côn tay thường mắc phải một số lỗi khiến bộ côn nhanh bị hư hỏng hơn.

Mòn lá côn (bố nồi)

Mòn lá côn là hiện tượng hỏng phổ biến nhất xảy ra với loại côn này. Khi lá côn mòn sẽ gây tổn thất năng lượng trên đường truyền lực từ động cơ tới bánh xe. Do đó, xe bạn sẽ bị ì, nhanh bị nóng máy và giảm khả năng chở vật nặng.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng mòn lá côn thường xuất phát từ hai nguyên nhân: do thời gian sử dụng lâu hoặc do người dùng. Trong đó, lỗi từ phía người dùng chưa có kinh nghiệm là nguyên nhân chủ yếu.

Một số thao tác mà người dùng hay mắc phải gây quá tải cho côn như: Chưa nhả hết côn đã tăng ga đột ngột, ép số (chạy số cao ở tốc độ thấp hoặc tải nặng), nhả côn đột ngột khiến lá côn bị bào mòn nhanh, thậm chí nặng hơn có thể dẫn tới cháy côn. Đối với những ai hay nẹt pô nên chú ý, âm côn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên.

Dính côn

Khi người dùng điều chỉnh tay côn không chính xác sẽ dẫn tới tình trạng dính côn (bóp hết tay côn nhưng vẫn không đủ để ngắt côn) điều này cũng khiến cho côn nhanh bị mòn. Lúc này, việc vào số sẽ rất khó khăn và nặng hơn, khi tăng tải trọng động, dễ làm cho hộp số bị hư hỏng. Bên cạnh đó, hiện tượng dính côn cũng làm cho xe khó chỉnh garanti, khi dừng đèn đỏ xe dễ chết máy mà chỉ bóp côn chứ không về số 0.

Côn có thể đóng không hoàn toàn khi người dùng chỉnh độ rơ tay côn quá nhỏ. Hành động này dẫn tới hiện tượng trượt côn khi quá tải, và làm giảm tuổi thọ của lá côn.

Côn bị hú

Côn bị hú xảy ra do nhân bánh răng sơ cấp (bánh răng trên trục ra của trục khuỷu) và bánh răng thứ cấp của bộ côn có độ rơ bị bào mòn. Khi đó, tốc độ tua máy càng cao thì tiếng hú phát ra càng lớn. Hiện tượng này thường xảy ra với những chiếc xe côn tay đã có thời gian sử dụng lâu dài và ít được bảo dưỡng cẩn thận.

Để thoát khỏi tình trạng côn bị hú, chủ xe có thể thay 1 hoặc 2 bánh răng, hay đảo chiều của bánh răng sơ cấp (tùy từng xe). Có thể côn vẫn bị hú to khi bạn thay bánh răng sơ cấp, nhưng hiện tượng này sẽ tự động hết sau một thời gian ngắn, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng. Nếu muốn côn hoạt động tốt, ổn định và không có tiếng hú thì nên thay mới cả 2 bánh răng.

Nóng máy

Một dấu hiệu giúp các chủ xe dễ nhận biết lá côn bị mòn là nóng máy. Bởi khi hoạt động quá tải, phần năng lượng bị thất thoát do bị trượt sẽ biến thành nhiệt làm máy bị nóng nhanh hơn.

Khi lá côn bị mòn nhiều sẽ khiến phần dầu bôi trơn vị nóng một cách nhanh chóng, và độ nhớt bị suy giảm, dẫn tới côn càng vị trượt nhiều. Lúc này, các chi tiết như xu-páp, trục cam, xéc-măng hay thành xy-lanh không được bôi trơn sẽ nhanh bị nóng và hư hỏng.

Một số lưu ý khi chăm sóc xe côn tay

  • Không nên sử dụng dầu nhớt dành cho xe tay ga để thay thế (thông thường dầu nhớt xe tay ga có chứ MB, xe số có chữ MA).

  • Nên thay dầu nhớt định kỳ và thay loại đúng tiêu chuẩn (một số tiêu chuẩn dầu nhớt sử dụng cho xe côn tay 4 thì như SAE 20W-50, API SJ, JASO MA hay SAE 20W-40, API SF).

  • Vị trí số truyền của xe phải phù hợp với tốc độ và tải.

  • Tuyệt đối không tăng tốc đột ngột khi tay côn chưa nhả hết.

  • Nên tránh nhả côn đột ngột và mớm côn (âm côn) khi gặp tình huống tắc đường.

 Tham khảo: 2banh

 

Xe bất ngờ mất lái, ghi nhớ những điều sau có thể sẽ cứu sống bạn

(Techz.vn) Hiện tượng xe mất lái xảy ra do nhiều nguyên nhân và các hậu quả nó mang lại cũng rất nghiêm trọng. Nhiều người khi gặp tình huống đó đã lúng túng không biết phải xử lý thế nào để hạn chế hậu quả nghiêm trọng.