Blog công nghệ

Huawei - mối hiểm họa đối với an ninh viễn thông toàn cầu

Huawei - mối hiểm họa đối với an ninh viễn thông toàn cầu

Từ một nhà phân phối tổng đài điện thoại, Huawei giờ đây đã trở thành một công ty sản xuất thiết bị viễn thông toàn diện, đứng thứ hai trên toàn cầu về donah thu. Huawei hiện cung cấp đủ loại sản phẩm và giải pháp từ mạng viễn thông, mạng lõi, các loại tổng đài, thiết bị mạng di động băng thông rộng đến các thiết bị như máy tính bảng, điện thoại di động. Nếu chỉ tính riêng Việt Nam, bạn sẽ thấy được các sản phẩm của Huawei được sử dụng rộng rãi cho các nhà mạng di động lớn như Viettel, vinaphone hay Mobiphone. Thậm chí, ngay tại Mỹ, thị phần Huawei cũng đã phát triển một cách mạnh mẽ trong giai đoạn trước năm 2013 - thời điểm mà Mỹ bắt đầu điều tra về nguy cơ mất an ninh từ các thiết bị của hãng.

Huawei và mối liên hệ với quân đội Trung Quốc

Trước đây, đối với Mỹ, nỗi lo ngại lớn nhất của họ đó chính là việc Huawei có liên hệ với quân đội Trung Quốc hay không và khi những thông tin cũng như lời cáo buộc của cựu nhân viên tình báo Edward Snowden đã khiến cả thế giới phải lo ngại.

Không khó có thể nhận ra mối liên kết giữa Huawei và quân đội Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang tiến hành các cuộc chiến tranh mạng nhằm vào nước Mỹ và Bắc Kinh đã cố đánh cắp bản thiết kế chiếc máy bay chiến đầu hiện đại nhất của Mỹ. Và Huawei sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc triển khai các cuộc chiến tranh mạng nhờ cơ sở hạ tầng trải rộng trên toàn thế giới.

Có hay không mối liên hệ giữa Huawei và quân đội Trung Quốc. Ảnh: Internet

các nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ cũng đã bắt đầu dè chừng, hạn chế sự xâm nhập của Huawei với hạ tầng mạng.

Bên cạnh đó, ông Ren Zhengfei - người sáng lập tập đoàn Huawei là một nhân vật đã từng phục vụ và có mối liên hệ thân thiết đối với quân đội Trung Quốc. Điều này đã khiến người ta nghi ngờ về một "mối quan hệ mờ ám" giữa tập đoàn này và chính phủ. Ngoài ra, phải kể đến trường hợp Huawei lọt qua "khe cửa hẹp" của Ấn Độ sau khi các nhà sản xuất Trung Quốc đồng ý chấp nhận cung cấp cho cơ quan an ninh thuật toán giải mã dữ liệu được gửi qua mạng của họ và phía sau là sự hợp tác với quân đội Trung Quốc.

Thực tế Huawei và quân đội Trung Quốc có cùng một giuộc hay không vẫn chưa có một cáo buộc nào cụ thể, song, các nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ cũng đã bắt đầu dè chừng, hạn chế sự xâm nhập của Huawei với hạ tầng mạng.

Mối đe dọa an ninh viễn thông toàn cầu

Việc Huawei sở hữu một hạ tầng viễn thông rộng lớn sẽ khiến cho mối nguy cơ mất an ninh mang tính toàn cầu. Người Mỹ đa nghi đã nhanh chóng buộc tội Huawei và ZTE là mối đe doạn đối với an ninh quốc gia nước này. Thậm chí, Michael Hadey, một cựu quan chức tình báo Mỹ còn cáo buộc Huawei là gián điệp cho Trung Quốc.

Theo IDG News Service, Ủy ban tình báo thuộc nghị viện Mỹ đã tiến hành một cuộc điều tra nhằm vào 2 nhà cung cấp thiết bị viễn thông của Trung Quốc là Huaweo và ZTE với mục tiêu xác định các mối đe dọa tiềm ẩn. heo đó, cuộc điều tra sẽ xem xét việc Huawei và ZTE mở rộng thị trường tại Mỹ có mang lại cho chính phủ Trung Quốc cơ hội chiếm quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng sở tại để thực hiện hoạt động gián điệp hay không. Giới hành pháp Hoa Kỳ lo ngại rằng trang thiết bị mạng do 2 hãng bán ra có thể chứa các công nghệ quân sự bí mật của Trung Quốc, qua đó Trung Quốc có thể khai thác để do thám trên mạng lưới viễn thông của Hoa Kỳ.

Hạ nghị sĩ Mike Rogers đã từng cho rằng: "Thực tế cho thấy hạ tầng viễn thông quan trọng của chúng ta có thể được sử dụng để chống lại chính chúng ta. Đây thực sự là một mối lo ngại nghiêm trọng."

Ngoài Mỹ, Australia cũng đã có quyết định cấm Huawei dự thầu xuất phát từ khuyến cáo của giới chức tình báo nước này. Tuy nhiên, đối với Australia, Mỹ, các nước có hạ tầng viễn thông nội địa mạnh mẽ có thể ngăn chặn Huawei đầu tư mà không gặp phải nhiều trở ngại và gần như không ảnh hưởng tới nền viễn thông quốc gia. Song, đối với những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam vẫn phải lệ thuộc rất nhiều vào thiết bị của tập đoàn này.

Mặt khác, Huawei tỏ ra rất tích cực đối với các khoản vay vốn đầu tư hỗ trợ mua thiết bị mạng lưới viễn thông trên toàn cầu.

Năm 1998, Ngân hàng xây dựng TQ ở Bắc Kinh đã cung cấp 3,9 tỷ NDT cho khoản vay tín dụng dành cho khách hàng của Huawei. Khoản vay này chiếm tới 45% các khoản tín dụng mở rộng của ngân hàng này năm đó. Năm tiếp theo Huawei nhận được 3,5 tỷ NDT khác từ Ngân hàng công thương TQ (ICBC) và Ngân hàng TQ, trong đó ICBC cho vay thêm 200 triệu USD cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) của Huawei.

Huawei vẫn đang tích cực với thị trường Viễn thông toàn cầu. Ảnh: Internet

Đầu năm 2004 Huawei nhận khoản vay 10 tỷ USD trong 5 năm cho việc mở rộng ở thị trường quốc tế từ Ngân hàng phát triển TQ và 600 triệu USD từ Ngân hàng xuất nhập khẩu TQ. Các khoản vay này sau đó lên tới 30 tỷ USD và có thể còn cao hơn nữa. Sinosure, công ty bảo hiểm của Chính phủ TQ, cũng đã hỗ trợ việc bán hàng của Huawei thông qua các khoản tín dụng xuất khẩu.

Tháng 4/2011, khi chào hàng với Tele Norte (Brazil), Huawei đã đề nghị một khoản tín dụng 30 tỷ USD từ Ngân hàng phát triển TQ (CDB). Cùng với đó là khoản ân hạn 2 năm với tỷ giá lãi suất liên ngân hàng chỉ tương đương 70% mức giá thị trường. Trả lời hãng tin Bloomberg, Alex Zornig, Giám đốc tài chính của Tele Norte, cho biết các đối thủ cạnh tranh quốc tế không tài nào sánh nổi các điều khoản của CDB để hỗ trợ mua thiết bị mạng lưới Huawei.

Khoảng trống mà Hoa Kỳ và châu Âu để lại đang được người TQ lấp đầy. Họ rất xông xáo và có cực kỳ nhiều tiền. Một tình huống tương tự cũng xảy đến đối với America Movil (Mexico) với khoản nâng cấp mạng lưới trị giá 1 tỷ USD. Theo CSIS, các khoản tín dụng hoành tráng từ TQ đã biến những chương trình tín dụng xuất khẩu có ở nhiều nước, trong đó có cả Hoa Kỳ, Thụy Điển, Nhật Bản... thành “tép riu”.

Theo Huawei, họ chỉ đóng vai trò “trung gian” đề xuất các khoản vay này. Nếu được chấp thuận thì các khách hàng của Huawei mới là người chịu trách nhiệm cho việc trả nợ chứ không phải Huawei.

Theo CSIS, năm 2004 CDB đã đồng ý đề nghị một mức tín dụng 10 tỷ USD cho những khách hàng của Huawei. Mức tín dụng này đã được tăng thành 30 tỷ USD trong 2009. Tính đến thời điểm hiện tại, 10 tỷ USD đã được giải ngân cho các khách hàng của Huawei từ CDB.

Theo CSIS, không quá khó hiểu việc một ngân hàng quá hào hứng trong việc cung cấp tài chính cho những thương vụ như thế này. Câu hỏi được CSIS đặt ra là việc cung cấp tài chính như vậy liệu còn có phải là một thành tố phục vụ cho những mục tiêu khác lớn hơn của Chính phủ TQ tại các quốc gia là khách hàng của Huawei hay không? Chừng nào câu hỏi này chưa được trả lời, chừng đó mối đe doạ an ninh toàn cầu vẫn sẽ tồn tại đi kèm "chó sói" Huawei.

 

Huawei hủy bỏ kế hoạch ra mắt điện thoại Windows Phone

(Techz.vn) Huawei đã chính thức tuyên bố rằng hệ điều hành Windows Phone không nằm trong kế hoạch phát triển của hãng trong thời gian tới.