Nhịp sống số

Hà Nội lại muốn thay đổi giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc

Hà Nội lại muốn thay đổi giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc

 Bài viết liên quan

Trên 70% người dân ủng hộ thay đổi giờ học, giờ làm

Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030” tại cuộc họp HĐND TP mới đây đã nhận được sự quan tâm từ các đại biểu và phía dư luận xã hội. Theo kết quả cuộc họp, ngoài đề xuất dừng toàn bộ xe máy lưu hành hiện nay thì việc điều chỉnh giờ học, giờ làm cũng được đề xuất nhằm giảm mật độ giao thông giờ vào giờ cao điểm.

Tới hơn 70% người dân đồng ý thay đổi giờ học, giờ làm.

Theo kết quả khảo sát mà Công an Hà Nội thu về từ hơn 15.000 phiếu trong phạm vi 30 quận, huyện. Có tới 71% ủng hộ phương án điều chỉnh giờ học, giờ làm. Người dân khu vực vành đai 3 có sự ủng hộ cao nhất lên tới hơn 67%.

Theo lãnh đạo UBND TP Hà Nội, sự gia tăng của phương tiện giao thông hiện nay đã ở mức báo động.  Và nếu không thể quản lý kịp thời bằng các biện pháp thì sớm muộn trong tương lai ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội từ năm 2012 Hà Nội và TP.HCM đã thực hiện thay đổi giờ học, giờ làm và đây không phải lần đầu tiên... Tuy nhiên lần này, chúng ta cần rà soát một cách chính xác và hợp lý giờ học giờ làm cho từng nhóm đối tượng để giảm mật độ giao thông. Chỉ cần đi sớm 15 phút và muộn 15 phút là mật độ giao thông đã khác hẳn nhau.

Đây là lần thứ 2 Hà Nội đề xuất thay đổi giờ học, giờ làm.

Theo ông Viện, việc chúng ta thay đổi giờ học, giờ làm sẽ liên quan và ảnh hưởng tới toàn xã hội nên cần nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể vừa đảm bảo khoa học, thực tiễn và khả thi. Lần này thành phố sẽ chỉ để án để có thể đảm bảo tính khả thi và chặt chẽ hơn. Ông Viện cũng cho rằng, lần trước chúng ta không thất bại mà đã phân được giờ làm việc cho các nhóm đối tượng kinh doanh, các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, thời gian thực hiện chưa dài nên chưa thấy được hiệu quả.

Cần thay đổi để phù hợp xu thế phát triển

Đại tá Trần Sơn - nguyên Phó Trưởng Phòng Hướng dẫn luật, điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an) chia sẻ: Nên cần thay đổi sao cho phù hợp vì mọi thứ đều không phải bất biến so với xu thế phát triển của xã hội hiện nay. Chống ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn giao thông sẽ là mục tiêu của lần chuyển đổi lần này.

Phải đảm bảo khi thay đổi giờ làm, vẫn có thể làm việc đủ 8 tiếng theo quy định. Như vậy, thời gian nghỉ trưa sẽ ngắn hơn. Ở nước ngoài, công chức làm việc từ 9 giờ sáng và đã có cả một quá trình nghiên cứu về tâm sinh lý, nhu cầu phân chia thời gian cho gia đình. Thay đổi giờ học, giờ làm giữa các cơ quan trung ương với cơ quan của Hà Nội, giữa các trường học cần nghiên cứu sao cho thật hợp lý.

Di chuyển các trường đại học ra ngoại thành là một phương án hợp lý.

Mùa đông và mùa hè cần lưu ý đến sự thay đổi thời tiết. Mùa đông, 7 giờ sáng trời còn tối; mùa hè, mùa thu, mùa xuân thì ngược lại. Do vậy, một năm nên thay đổi 2 lần mỗi 6 tháng. Cũng cần có sự đồng bộ với các giải pháp khác cùng với việc thay đổi giờ học, giờ làm. Một là, vận tải hành khách công cộng cần tăng cường, điều chỉnh lịch trình hợp lý. Hai là, có thể cấm một số loại ô tô vào giờ cao điểm, việc này đã và đang thực hiện; lực lượng giao thông cần tăng cường thêm”, Đại tá Trần Sơn chia sẻ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Hà Nội phải có tầm nhìn xa trong chống ùn tắc giao thông. Đơn cử như việc chuyển các trường Đại học ra ngoại thành là phương án tối ưu nhất. Khi các sinh viên về quê vào các kỳ nghỉ, số lượng người tham gia giao thông tại Hà Nội giảm một cách đáng kể. Ngoài ra, việc phát triển hệ thống giao thông công cộng, giảm bớt phương tiện cá nhân cũng để tránh tình trạng bỏ học giữa giờ của sinh viên hiện nay.

 

Ấn Độ lập kỷ lục mới trồng 66 triệu cây xanh trong 12 giờ đồng hồ

Để góp phần thực hiện kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, Ấn Độ đã mở chiến dịch trồng cây xanh và đã lập nên một kỷ lục mới trồng 66 triệu cây xanh trong 12 tiếng.