Trong quá trình phát triển của mình, Google đã đạt được những con số vô cùng ấn tượng, một tiềm lực tài chính mạnh mẽ và sự ủng hộ đông đảo từ phía người dùng toàn cầu. Nếu chỉ tính riêng năm 2014, Google bỏ túi 3 tỉ USD mỗi quý và tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 20% nhờ vào sự thống trị trên thị trường tìm kiếm. Bên cạnh đó, nền tảng di động Android và Youtube cũng góp phần đem lại lợi nhuận khổng lồ dành cho công ty.
Song, cho dù đạt được lợi nhuận “khủng” thị phần tìm kiếm của Google bắt đầu sụt giảm, những mất mát sau thương vụ Motorola đã làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến uy tín của hãng. Nhiều chuyên gia cho rằng “Google đã đạt đến đỉnh của sự thành công” và rồi sau đỉnh sẽ chỉ còn những con dốc. Liệu kịch bản Google sụp đổ sẽ xảy ra?
Thị phần tìm kiếm giảm sút
Google vẫn đứng đầu trong thị trường tìm kiếm tại Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung. Tuy nhiên những con số thống kê gần đây đã cho thấy một bộ mặt hoàn toàn khác, Google đang thống trị trong sự sợ hãi và bất an.
Cụ thể, thị phần của Google đã giảm tới 75,2% trong tháng 12 tại thị trường Mỹ, đây là mức giảm kỷ lục kể từ năm 2009. Theo các chuyên gia, việc Firefox bỏ rơi Google và bắt tay với Yahoo là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến điều này.
Thị phần tìm kiếm đang đi xuống. Ảnh: StatCounter
Tại một số quốc gia, bộ máy tìm kiếm nội địa được xem như một lựa chọn thay thế hoàn hảo cho Google, đặc biệt là Baidu của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, các đối thủ của Google lại có những bứt phá rõ rệt, tiêu biểu là Yahoo với hơn 10% tăng trưởng, tiếp đó là sự trở lại của Bing với việc sắp sửa bắt tay với Apple để cung cấp dịch vụ tìm kiếm trên Safari. Gần đây, Facebook tung ra chức năng tìm kiếm riêng, thay thế rất nhiều lượt tìm kiếm trên trang web.
Tại một số quốc gia, bộ máy tìm kiếm nội địa được xem như một lựa chọn thay thế hoàn hảo cho Google, đặc biệt là Baidu của Trung Quốc. Ngay tại Việt Nam, cỗ máy tìm kiếm Cốc Cốc cũng đang nhận được rất nhiều sự ủng hộ của người dùng. Đây là một mối đe dọa thực sự đối với Google tại các thị trường trọng điểm. Nếu một trong những công cụ nội đia kia phát triển mạnh mẽ, Google sẽ nhanh chóng đi xuống và chỉ bó hẹp tại thị trường Mỹ. Các nhà sáng lập cỗ máy tìm kiếm Google không bao giờ muốn điều này xảy ra khi mà phần lớn lợi nhuận thu về từ Quảng cáo sites.
Lợi nhuận phụ thuộc vào quảng cáo
Google luôn gặt hái được những thành công trong tôn chỉ kinh doanh của mình. Công ty không phân mảnh chi tiết doanh thu kinh doanh và tập trung và một điểm mà họ cho là mạnh nhất. Phần lớn doanh thu thuộc về Google Sites, phần còn lại đến từ các trang đối tác trong mạng lưới Google Network và một phần nhỏ từ các doanh nghiệp phần mềm.
Google phụ thuộc quá nhiều vào quảng cáo. Ảnh: Internet
Các Nhà quảng cáo đăng thắt chặt hầu bao đối với mạng quảng cáo của Google
Tôn chỉ kinh doanh đó vẫn đúng khi mà lợi nhuận của Google liên tục được tăng cao trong những năm gần đây. Song, nhiều nhận định cho rằng, nếu không mở rộng các hình thức kiếm lợi nhuận, Gã khổng lồ Google sẽ phải đương đầu với một vấn đề lớn khi thị phần tìm kiếm đang suy giảm. Đó là chưa kể đến việc các Nhà quảng cáo đang thắt chặt hầu bao.
Theo một thống kê gần đây cho biết, số tiền mà các nhà quảng cáo sẵn sang chi cho một click trên Google đã giảm sút 3 năm liên tiếp. Trong 9 tháng đầu năm 2014, chi phí/click giảm 6% so với cùng kì năm trước.
Sự vượt lên của các đối thủ
Như đã đề cập ở phần đầu tiên, Google đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Yahoo và Bing về thị trường tìm kiếm toàn cầu khiến thị phần của hãng sụt giảm mạnh mẽ. Bên cạnh đó, trang chia sẻ video lớn nhất thế giới Youtube, nguồn thu lợi quảng cáo lớn nhất của Google cũng đang đối đầu trực tiếp với Facebook.
Mạng quảng cáo của Facebook là một mối đe dọa thực sự với Google. Ảnh: Internet
Facebook cũng đang kiếm bộn từ quảng cáo video. Mạng xã hội này đã tung ra chức năng tự động phát video, điều mà các nhà quảng cáo ao ước. goài ra, Facebook cũng cho phép người dùng tải video lên trang trực tiếp. Tính đến tháng 11 năm ngoái, số lượng video post lên Facebook vượt số video tải lên YouTube lần đầu trong lịch sử.
Tỉ lệ tương tác trên Facebook cũng cao hơn YouTube, lại là một điều khiến các nhà quảng cáo vô cùng thích thú. Và Facebook Audience Network ra mắt là một đòn đánh mạnh đến tham vọng thống trị của Google.
Liên tục chảy máu nhân tài
Google đang gặp phải tình trang mà Microsoft gặp phải trong suốt một thập kỷ quá, chảy máu chất xám. Chưa kể các nhân viên đầy tài năng rời bỏ công ty, đội ngũ lãnh đạo, các nhân lực chủ chốt lần lượt ra đi một cách không kèn không trống.
Phó chủ tịch phụ trách Android, Hugo Barra cũng đã rời bỏ Google. Ảnh: Internet
Marissa Mayer là người chịu trách nhiệm thiết kế cỗ máy tìm kiếm của Google từ những ngày đầu. Tức tối khi bị giáng chức, bà rời Google năm 2012, lên ngồi ghế CEO của Yahoo!. Hiện bà đang nỗ lực vực dậy cỗ máy tìm kiếm của Yahoo!, củng cố đơn vị kinh doanh và di động, những bộ phận đối đầu trực diện với Google.
Chưa kể các nhân viên đầy tài năng rời bỏ công ty, đội ngũ lãnh đạo, các nhân lực chủ chốt lần lượt ra đi một cách không kèn không trống.
Ông Vic Gundotra, một cựu lãnh đạo Microsoft, từng phát triển hội thảo I/O và Google+, cũng rời Google vào tháng Tư. Nikesh Arora, lãnh đạo thâm niên mảng kinh doanh rời công ty vào tháng Bảy. Andy Rubin, cha đẻ của Android, chuyên gia robot của Google, dứt áo ra đi vào tháng 10. Hugo Barra, người từng phụ trách bộ phân Android cũng đã đi theo tiếng gọi của hãng điện thoại Trung Quốc Xiaomi.
Khi mà Google liên tục thu về những nguồn lợi nhuận không lồ thì không ai nghĩ họ sẽ sụp đổ trong vài năm tới. Song, chính những người trong cuộc mới hiểu rõ được vị trí của họ đang lung lay một cách dữ dội hay một nói một cách khác, Google đang sợ hãi trước sự nổi lên của các đối thủ không đội trời chung. Google sẽ sụp đổ? Khó, nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra.
Google sụt giảm thị phần tìm kiếm kỷ lục từ năm 2009
(Techz.vn) Gã không lồ tìm kiếm Google đã phải đón nhận một sự sụt giảm thị phần mạnh mẽ nhất hiện nay.