Khoa học & Đời sống

Giải mã hiện tượng "mưa kim cương" từng gây sốc

Giải mã hiện tượng

Hiện tượng "mưa kim cương" giờ đây đã được các nhà khoa học lý giải. Mưa kim cương trên sao Hải Vương và Thiên Vương - hai hành tinh có cực tử lệch 60 độ so với cực địa chất. Nhiều nghi vấn xoay quanh hai hành tinh này, hoặc đã từng va vào một hành tinh nào đó, hoặc đã từng có những đại dương carbon lỏng, với những tảng băng kim cương cứng trên bề mặt. Và từ đó, các mẩu kim cương nhỏ rơi xuống như mưa.

Theo chuyên gia nghiên cứu khoa học hành tinh đến từ Mỹ kim cương trôi trong dòng hydro và heli lỏng bên trong bầu khí quyển của sao Mộc và sao Thủy.

Lý giải về hiện tượng mưa kim cương (Ảnh: Internet) 

Các nhà khoa học còn cho biết, ở độ sâu thấp hơn, dưới áp lực và nhiệt độ cao, kim cương sẽ tan chảy tạo ra những cơn mưa kim cương.

Nguyên văn: "Các dữ liệu mới đây đã xác nhận rằng ở độ sâu nhất định, kim cương còn thể trôi bên trong sao Thổ. Một số nơi, đá quý phát triển quá rộng nên được gọi là "núi kim cương".

Những viên kim cương được hình thành khi cacbon rơi vào bầu khí quyển sâu của sao Thổ. Kim loại quý sau đó rơi xuống tầng khí quyển thấp hơn, gần lõi hành tinh và biến thành chất lỏng.

Trong phòng thí nghiệm, quá trình hình thành mưa kim cương diễn ra như trên sao Hải Vương và Thiên Vương được tái tạo. Bằng cách sử dụng thiết bị Linac Coherent Light Source để truyền sóng xung kích vào mẫu vật polystyrene (bản sao mô phỏng "chuẩn không cần chỉnh" của những nguyên tố tồn tại ở lõi băng của các hành tinh). Chịu sự tác động từ các đợt sóng xung kích, mọi nguyên tử trong mẫu vật chuyển thành kim cương cỡ nano.

Tất nhiên, kim cương hình thành bên trong sao Hải Vương và Thiên Vương sở hữu kích cỡ vô cùng lớn, thậm chí lên tới 200 kg.

Trên thực tế, quá trình tạo ra kim cương vẫn còn là một hiện tượng thiên nhiên bí ẩn. Qua nhiều nghiên cứu, chuyên gia, nhà khoa học cũng mới chỉ lý giải phần nào. Kim cương hình thành tự nhiên khi carbon nằm ở độ sau 160 km dưới bề mặt Trái đất, và cần được nung nóng ở nhiệt độ 1093 độ C, chịu áp suất khoảng hơn 4 tỷ Pascal sau đó. Nó sẽ di chuyển lên bề mặt Trái đất theo dòng dung nham núi lửa.

Một thông tin khác mà các nhà thiên văn học Mỹ đưa ra, hành tinh 55 Cancri e - cách Hệ Mặt trời 40 năm ánh sáng, cũng có thể chứa mỏ kim cương khổng lồ bởi nó giàu carbon - môi trường lý tưởng cho sự hình thành kim cương. 

 

Trái đất nuôi được bao nhiêu người?

Theo Pravda, từ cuối thế kỷ 18, nhà triết học Thomas Malthus trong một công trình nghiên cứu về tương lai của loài người đã cho rằng khó khăn không thể khắc phục nổi của nhân loại là sự tăng dân số,