Nhịp sống số

Facebook sắp bị khai tử?

Facebook sắp bị khai tử?

Facebook là mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất hiện nay với số người dùng lên tới 900 triệu người. Tuy nhiên, không có gì có thể tồn tại mãi mãi, Facebook cũng không nằm ngoại lệ. Dưới đây là 9 xu hướng công nghệ có thể hủy diệt Facebook.

1. Sự thống trị của thiết bị di động

Đây là một vấn đề không nhỏ đối với trang mạng xã hội Facebook bởi trên một kích thước màn hình nhỏ, các nội dung quảng cáo thường không được hiển thị rõ nét. Do đó, các nhà quảng cáo lo ngại đến việc liệu người dùng Facebook có chú ý tới quảng cáo của họ hay không. Bên cạnh đó, người dùng thường có xu hướng tắt những quảng cáo đó hoặc chọn các dịch vụ có ít quảng cáo hơn.

2. Sự phát triển của các đối thủ

Nhiều người dùng dưới 18 tuổi đã bắt đầu rời bỏ Facebook để chuyển sang các trang mạng xã hội khác. Những trang mạng như Tumblr and Pinterest đang ngày một phát triển hơn bởi ngày nay con người có ít thời gian để lên mạng vì vậy học tìm kiếm những trang mạng giúp họ tìm đọc được các nội dung thú vị một cách nhanh chóng. Hơn nữa, các trang mạng có thiết kế tươi mới, thu hút đã bắt đầu xuất hiện và phát triển, trong khi thiết kế của Facebook hầu như không thay đổi là mấy.

3. Mối lo ngại về bảo mật

Facebook vẫn chưa thực sự có được chính sách bảo mật tốt khi mà các thông tin cá nhân của hơn 900 triệu người dùng có thể dễ dàng bị sử dụng bởi mạng xã hội này. Trong khi đó, nạn đánh cắp thông tin cá nhânđang ngày một phát triển.

4. Các nhà đầu tư

Giá trị thực sự của Facebook không được như nhiều người từng nghĩ. Đó có thể là vấn đề khi mà ngày càng nhiều các nhà đầu tư bắt đầu chỉ trích các kế hoạch kinh doanh của Facebook, lên án trang này vì các vi phạm quyền riêng tư, cũng như người dùng bắt đầu chuyển sang sử dụng các thiết bị di động nhiều hơn.

5. Mark Zuckerberg

 

Mark Zuckerberg được xem như là một thiên tài, nhưng liệu anh có đi theo đường của nhà đồng sáng lập Yahoo, Jerry Yang hay vô số các nhà sáng lập khác? Trong giới công nghệ, một ý tưởng độc đáo có thể đem lại sự phát triển nhanh chóng, nhưng đểcó thể phát triển một dịch vụ phổ biến thành một tập đoàn lớn thì lại đòi hỏi phải có tầm nhìn về nhiều lĩnh vựckhác nhau như tài chính, quản lí, hay khả năng đánh giá tình hình.

6. Thiếu tầm nhìn

Facebook đã trở nên quen thuộc với mọi người. Trang mạng xã hội này cho phép người dùng cập nhập các thông tin về cá nhân, đăng tải hình ảnh và video. Hiện không một dịch vụ nào khác có thể bắt kịp độ phổ biến của Facebook như một diễn đàn, và Facebook cũng được xem như một trong những cách tốt nhất để tìm kiếm người thân và bạn bè.

Tuy nhiên, liệu những người dùng tuổi teen có tiếp tục sử dụng trang mạng này khi họ ở độ tuổi 25? Có lẽ không. Do đó, Facebook sẽ lụi tàn nếu như không kịp thay đổi để phù hợp với đa số người dùng.

7. Sự phân chia thành phần người dùng

Facebook là một mạng xã hội dành cho nhiều thành phần người dùng khác nhau. Trong khi đó, Google Plus đã trở thành trang dành cho người dùng chuyên về công nghệ nhiều hơn. Instagram là nơi dành cho những ai yêu thích chụp ảnh, còn những trang mạng như Reddit.com là nơi để mọi người chia sẻ ý kiến. Trong tương lai, các mạng xã hội nhiều khả năng sẽ chỉ dành riêng cho một thành phần người dùng, ví dụ như nhiếp ảnh gia hay những người yêu thể thao.

8. Những thảm họa không báo trước

Một trận động đất lớn phá hủy một trong những trung tâm dữ liệu của Facebook. Một loại virus được phát tán qua mạng và tiến hành hoạt động tàn phá trong nhiều tuần. Hay một "tính năng" mới làm rò rỉ dữ liệu của người dùng. Không ai có thể biết chắc được liệu thảm họa nào có thể xảy đến với 900 triệu người dùng. Hơn thế không ai biết được liệu Facebook đã chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với khó khăn hay chưa?

9. Sự khó chịu của người dùng

Một nguyên nhân cuối cùng có thể hủy diệt Facebook đó chính là sự khó chịu từ người dùng. Sau nhiều năm cho phép Facebook sử dụng hay chia sẻ các thông tin cá nhân vào mục đích quảng cáo thì nhiều khả năng người sử dụng sẽ nghĩ tới việc ngừng dùng Facebook. Họ có thể chuyển sang mạng xã hội mới tốt hơn.

Theo Thúy Nga, VnMedia