Theo lời cảnh báo của trưởng nhóm chuyên gia khoa học thần kinh, thế hệ trẻ ngày nay sẽ có nguy cơ phát triển nhân cách lệch lạc như thiếu linh hoạt, dần mất đi sự hăng hái, nhiệt tình, khả năng kiểm soát và yếu kém về sức tập trung nếu như con trẻ bị nghiện ngập mạng xã hội như Twitter, Facebook từ khi còn quá nhỏ.
- Thuê người "hành xác" để cai nghiện Facebook
- Nếu cuộc sống không Facebook?
- 13 tiết lộ “động trời” về Facebook thủa hàn vi
Bà Baroness Greenfield, Giáo sư khoa dược lý của Đại học Oxford cho biết các nghiên cứu cho thấy sự suy giảm các mối liên hệ về mặt thể chất của con người đồng nghĩa với việc suy giảm các kỹ năng giao tiếp xã hội cơ bản bẩm sinh và các phản ứng về xúc cảm.
Trong một bài phỏng vấn với tờ Daily Telegraph, bà đã nhấn mạnh những mối lo ngại về bản chất “ tự sướng quá cao” của những trang web như Klout - một trang web mà người dùng có thể đăng nhập qua tài khoản Twitter, Facebook của mình; qua đó cân đo, đong đếm sự nổi tiếng và sức ảnh hưởng của bản thân trên mạng xã hội.
Thêm vào đó, các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter đã tạo ra một thế hệ có những niềm khát khao trẻ con luôn mong mỏi được phản hồi liên tục với những gì xảy ra trong cuộc sống của mình. Nó sẽ trở thành khủng hoảng về cá tính bản thân khi bạn thèm khát được những người bạn trên facebook/twitter (follower) liên tục chú ý. Klout là một ví dụ điển hình mà đưa ra để minh chứng cho vấn đề này. Trên trang mạng này, những người sử dụng sẽ được chấm điểm dựa vào sức ảnh hưởng của bản thân trên các trang mạng xã hội.” Qua đó, nó khiến bạn yêu bản thân quá mức song hành với đó là những nỗi buồn sợ hãi thường trực vì bạn luôn lo lắng rằng sẽ có người khác được chấm điểm cao hơn mình.”
Bên cạnh đó, bà cũng đã đưa ra một vài con số minh họa như: hơn một nửa trẻ em ở độ tuổi từ 13 - 17 hiện tại dành 30 giờ/ 1 tuần vào việc chơi điện tử, sử dụng máy tính, thiết bị đọc sách điện tử, di động và các loại công nghệ có màn hình khác. Mới đây, một cuộc khảo sát các giáo viên tiếng Anh cấp 2 đã cho thấy có hơn ¾ học sinh bị suy giảm khả năng tập trung vào bài giảng trên lớp. Con số này đã tăng cao hơn so với trước đây.
Bà cho biết bộ não theo tự nhiên, con người phát triển cùng với thế giới xung quanh và cần một môi trường đầy sống động để kích thích bộ não phát triển một cách phù hợp. Tuy nhiên sự lệ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội và việc chơi quá nhiều trò chơi điện tử trên máy tính có thể gây ra tác động ngược lại với bộ não.
Lời cuối, bà Baroness Greenfield cảnh báo rằng các trang mạng xã hội đang thực sự thiêu đốt năng lượng sống của thế hệ trẻ.