Cộng đồng mạng

Điều cần biết để chuyến lễ chùa của bạn trở nên ý nghĩa nhất

Điều cần biết để chuyến lễ chùa của bạn trở nên ý nghĩa nhất

Từ lâu với nhiều người Việt Nam, đi lễ chùa trong những ngày đầu năm mới đã là một việc không thể thiếu vắng. Tết Giáp ngọ năm nay cũng vậy, người dân Việt Nam tấp nập đi lễ chùa. Techz đã ghi lại được quang cảnh tấp nập của người dân Việt đi lễ chùa trong những ngày đầu năm mới. 

Hãy cùng Techz khám phá những tích truyện và nhìn ngắm quang cảnh nhộn nhịp lễ chùa những ngày đầu xuân nhé.

Đền Bà Chúa Kho - Bắc Ninh.

Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh, cách Hà Nội 25 km, nổi tiếng linh thiêng về cầu làm ăn buôn bán. Năm hết, người người đã đến vay bà Chúa đầu năm lại đến làm lễ để trả cái lễ đã vay.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân -image-1391570101341

Dòng người chật kín như nêm tiến vào cửa Đền.

Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076), có công chiêu dân dựng lập làng xóm vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp mọi người khai khẩn đất đai nông nghiệp... Sau này bà trở thành hoàng hậu (thời Lý), giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc giết trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích đối với tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã có chiếu phong bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền thờ ở vị trí kho lương trước kia.

Đền Bà Chúa Kho được dân gian truyền gọi là "Ngân hàng địa phủ". Ngôi đền nổi tiếng này được giới buôn bán làm ăn đặc biệt hay lui tới. Nhiều người bảo đền linh thiêng lắm, cầu xin ắt được như ý. Quanh năm đền đông khách vào ra thắp hương xin lộc, thành tâm cúng bái.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân -image-1391570175457

Bên ngoài Đền mọi người tấp nập chọn mua đồ lễ.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân -image-1391570309000

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391599270991

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391599656010

Mọi người thành tâm cầu khấn chật kín khoảng sân rộng của Đền.

Đền Thánh Gióng ( Đền Sóc, Gióng, Phù Đổng) - Sóc Sơn, Hà Nội

Nằm trên địa bàn huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội 35km về phía Bắc, khu di tích đền Sóc dưới chân núi Vệ Linh là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được Bộ VHTT xếp hạng từ năm 1962. Nơi đây tương truyền còn in đậm dấu vó ngựa sắt của vị anh hùng thánh Gióng, nhân vật đầy tính huyền thoại tượng trưng cho tinh thần quật cường chống ngoại xâm của dân tộc.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391602508761

Thánh Gióng gắn liền với truyền thuyết cậu bé làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước. Tục truyền rằng, sau khi đánh tan quân giặc, Ngài phi ngựa tới chân núi Sóc, cởi bỏ giáp trụ rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời. Có thể nói đó là một trong những hình tượng đẹp đẽ và hào hùng nhất trong kho tàng truyền thuyết Việt. Cùng với truyền thuyết này, nơi đây còn gìn giữ nhiều di tích được cho là gắn với Thánh Gióng như cụm tre ngà, tảng đá có hình giống bàn chân người ở phía trước nơi dựng bia tám mặt. Và những hồ nước trong uốn lượn dưới chân núi mà dân địa phương tin rằng chúng được tạo nên từ những bước chân của ngựa thần khi lên đỉnh núi để về trời.

 Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391602102722

Nơi đây, bốn mùa cây cối xanh tươi cùng những khóm tre ngà vàng óng, tương truyền là vũ khí giết giặc của Thánh Gióng, khiến không gian truyền thuyết lịch sử càng trở nên gần gũi. Những mái đền cong vút, cổ kính rêu phong của đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi và đền Thượng nằm sát dưới chân núi, ẩn mình dưới những cây cổ thụ trăm tuổi và được những dãy núi bao bọc phía sau như tô thêm vẻ tôn nghiêm, cổ kính mà vững chãi yên bình. Mùi khói hương cùng tiếng gõ mõ, tụng kinh của các thiền sư như thấm vào từng cành cây ngọn cỏ, cọ vào vách rừng khiến không khí tĩnh mịch trở nên linh thiêng.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391602523272

Khu đền thờ thánh Gióng được xây dựng từ hơn nghìn năm trước với nhiều công trình lớn như đền Hạ, đền Mẫu, đền Thượng, nhà bia và văn bia, chùa Đại Bi, khu vực hành lễ và tiếp khách. Đền Hạ hay đền Trình thờ một tượng sơn thần bằng đồng nặng 7 tấn trong thế ngồi, hai tay đặt ở đầu gối, nét mặt uy nghi, oai vệ. Tương truyền đó là thần Nứa, vị thần đã cho phép thánh Gióng chọn nơi đây để bay về trời nên nhân dân tôn xưng ông là “Thánh Thần Vương”, danh hiệu này được khắc ở trên đỉnh mũ bức tượng.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391602242885

Tượng đài Thánh Gióng.

Đầu xuân năm mới về nơi đền chùa di tích lịch sử của người dân việt nam, để tìm được những khoảnh khắc thư thái, tĩnh tâm trong tâm hồn và bỏ lại sau lưng những ồn ào xô bồ của chốn phồn hoa đô thị ở Thủ đô, khu di tích đền Gióng là địa điểm lý tưởng để có thể hòa mình và cảm nhận chút hương đồng gió nội, sự tĩnh tâm và thưởng ngoạn nét thâm nghiêm, cổ kính giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

 

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391600916651

Lượng người di chuyển đến thăm Đền quá đông khiến đoạn đường bị ùn tắc hơn 1 giờ đồng hồ.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391600918562

Mọi phương tiện đều không thể dịch chuyển.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391600921472

Ai cũng nóng lòng.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391600925618

Nhiều người không còn kiên nhẫn đã lách phương tiện của mình đi sang phần đường đất.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391600926965

Một số người thì kéo phương tiện ra phía cánh đồng 2 bên đường chờ đợi đường hết ùn tắc.

Hội Gióng Sóc Sơn được tổ chức hàng năm vào mồng 6 tháng Giêng, là dịp để khách thập phương trẩy hội đầu năm, dâng hương tưởng nhớ thánh Gióng – vị anh hùng thần thoại. Không khí tưng bừng, náo nhiệt của lễ hội với sự góp mặt của 54 tổng, 124 xã với nhiều lễ, hội như lễ rước voi, tiễn ngà voi, tiễn hoa tre, khiển tướng… Du khách đi dự lễ hội trở về thế nào cũng phải có trong tay những túm hoa tre nhuộm phẩm xanh, phẩm đỏ để lấy phước, cầu may cho mình trong năm mới. Ngoài dịp này, du khách còn đến trẩy hội khá đông trong 3 tháng mùa xuân và 3 tháng cuối năm.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391603090702

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391603179965

Người dân đổ về rất đông.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391602796528

Người dân xếp hàng để được chạm tay vào tượng đài Thánh Gióng để lấy may.

Mặc dù có các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: "Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ".

Ngoài phần lễ cướp hoa tre, phần hội còn có các trò chơi dân gian như: chọi gà, đánh cờ tướng, đánh đu, hát ca trù thờ thần. Các trò chơi được người dân tham gia rất sôi nổi.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391603221139

Trên đường xuống núi, du khách có thể dừng chân ghé qua thăm Học viện Phật giáo Việt Nam với tượng đài, thư viện, đại giảng đường, bảo tàng,... và được nghe tiếng chuông chùa, tiếng tụng kinh lan tỏa vang vọng vào núi rừng, chạm đến lòng người để rũ bớt bụi trần tìm về sự chay tịnh trong tâm thức với những phút lắng đọng với đời.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391603328692

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391603431315

Ngày hội chính rơi vào mùng 6 Tết, nhiều trò chơi và chương trình mang đậm văn hóa dân gian diễn ra rất sôi nổi.

Đền Sái - Đông Anh, Hà Nội

Đền Sái nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội). Nơi đây vẫn đang lưu giữ được bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Sự tích bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân -image-1391570834045

Ngoài cổng Đền.

Có lẽ, ngoài những truyền thuyết linh thiêng về đền Sái, thì nét văn hóa độc đáo của lễ hội ở đây còn có một đặc trưng riêng biệt, đó là xóc quẻ thẻ. Chẳng biết từ bao giờ, tin lành đồn xa, lan tới cả một vùng rộng lớn rằng, xóc quẻ thẻ ở đền Sái thiêng và đúng lắm. Người dân kéo nhau tìm về đây mong sao rút được cho mình, cho gia đình một quẻ thẻ thật đẹp, thật may mắn cho cả năm mới. Vì thế, những ngày đầu xuân này, du khách từ khắp nơi đổ về đông hơn những năm trước rất nhiều.

Mới là ngày mùng 4 Tết, tuy chưa đến ngày hội, nhưng cả một quãng đường dài non nửa cây số vào đền Sái đã đỗ chật cứng xe máy, ôtô. Người chật như nêm. Nhân dân địa phương được dịp bung ra các loại hình dịch vụ trong dịp này. Nơi tập trung đông người nhất chính là cửa vào nơi xóc quẻ thẻ. Hình thức xóc quẻ thẻ ở đây rất quy mô, tương xứng với những lời đồn đại về cái thiêng trong mỗi quẻ thẻ. Trước hết, người muốn xóc quẻ thẻ phải đến một gian nhà riêng biệt để mua vé vào với giá 3.000 đồng.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân -image-1391570888981

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391600382964

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391600384867

Dòng người chen nhau xin số thẻ.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391596379017 

Lượng người viếng thăm mỗi lúc một đông.

Phủ Tây Hồ - Tây Hồ, Hà Nội

Phủ Tây Hồ thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Phủ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh).

Tục truyền rằng: bà là Quỳnh Hoa - con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống trần gian vì tội làm vỡ cái ly ngọc quý. Xuống hạ giới, nàng chu du, khám phá khắp mọi miền, qua đảo Tây Hồ dừng lại, phát hiện ra đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên huyền diệu.

Người tiên nữ ấy đã ngang dọc một trời giúp dân an cư lập nghiệp, diệt trừ ma quái, trừng phạt tham quan. Đến triều Nguyễn bà được nhà vua phong “mẫu nghi thiên hạ”, là một trong bốn vị thần “Tứ bất tử” của Việt Nam.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391597219999

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391597225037

Phía ngoài Phủ, đồ lễ được bày bán khá đa dạng và kỳ công.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391597572017

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391597607490

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391597422448

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391597226272

Dịch vụ viết sớ cũng rộn ràng hơn bao giờ hết.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391596569040

Lối vào Phủ đông đúc dân thập phương.Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391596695556 

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391597030304

Người dân thập phương thành kính lễ bái.

Phủ Tây Hồ đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng di tích Lịch sử-Văn hóa ngày 13 tháng 2năm 1996. Ngoài ra, tại sân phủ có một cây si cổ thụ cũng đã được công nhận là “cây di sản Việt Nam”, và ở kề bên phủ còn có đền Kim Ngưu thờ Trâu Vàng theo truyền thuyết.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391598003015

Vào dịp tết đến xuân về, du khách thường đổ về đây rất đông, vì cùng với việc lễ cầu may, họ còn thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ, nhớ về “áo mây xe gió” của bà chúa Liễu Hạnh, khi nhớ về bài thơ Nôm của Tiến sĩ triều Lê Lương Hữu Khánh vịnh cảnh đẹp Tây Hồ.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391596671270

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391597059129

Theo truyền thuyết, phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17.

Được coi là nơi linh thiêng nên phủ Tây Hồ được nhiều người đến cúng lễ và cầu phúc, cầu lộc, nhất là vào ngày 3 tháng ba và ngày 13 tháng tám âm lịch. Phủ Tây Hồ đã được Bộ văn hóa cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa ngày 13/2/1996.

Chùa Trấn Quốc - Tây Hồ, Hà Nội 

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa được xây từ thời Lý Nam Đế (541-547) ở gần sông Hồng, đến năm 1615, được dời vào vị trí ngày nay. Chùa có vườn tháp cổ u tịch, có nhiều tượng Phật giá trị, đặc biệt là tượng Thích Ca nhập Niết Bàn. Chùa là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391598528833

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391598558250

Ngày đầu xuân, chùa lúc nào cũng nghi ngút khói hương.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391598531618

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391598535890

Người dân thành tâm lễ bái.

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391598976749

Đền, Chùa Việt tấp nập ngày đầu xuân-image-1391598992951

Hà Nội có khá nhiều đền, chùa, song riêng Trấn Quốc vẫn thuộc loại chùa cổ nhất, như đã đắc đạo trên đường tu luyện mà mặt nước Hồ Tây đầy huyền thoại làm chứng quả. Chùa không nhiều bậc đá rêu phong, hay núi non trùng điệp, nhưng thật yên bình cùng sóng nước ngân nga, vẫn có thể cho hồn ta giọt nước cành dương, rửa đi một phần thế tục, để làm Lành làm Thiện với nhân gian... 

Đọc thêm: Ngôi Đền Rút Quẻ Thiêng Bậc Nhất Kinh Kỳ Rầm Rộ Người Đi Lễ

Trịnh Như Phương