- Google muốn đưa kho ứng dụng Play Stote vào Trung Quốc năm sau
- Trung Quốc xây dựng hệ thống siêu bảo mật dành cho smartphone
- Google Play Store được chấp nhận sử dụng tại Trung Quốc
- Apple Pay sẽ được triển khai tại Trung Quốc vào tháng 2/2016
Khoảng đầu năm 2012 cho tới cuối năm 2013, nhiều dòng điện thoại thuộc phân khúc tầm trung giá rẻ của thương hiệu Việt được bán ra rất nhiều trên thị trường trong nước. Thời điểm bấy giờ, ngoài Mobiistar và ROVI (HK Phone) cùng với Q Mobile ra, cả công ty FPT cũng cho ra mắt rất nhiều sản phẩm điện thoại với mức giá dao động từ 2 triệu lên đến 5 triệu đồng, khá rẻ khi so với mấy ông lớn trong làng di động như Sony, HTC và Samsung trên cùng cấu hình tương đương. Tùy vào phân khúc giá, mỗi dòng điện thoại sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng cho từng đối tượng khác nhau.
Cách đây khoảng 3 năm, công ty FPT cho ra mắt hàng loạt những mẫu điện thoại như HD, HD2, HD3... Đây là chiếc FPT HD 2 (hình FPT Shop).
Thời gian vừa qua, nhiều hãng điện thoại đến từ Trung Quốc đã bắt đầu “tấn công” mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam, bằng những sản phẩm trang bị cấu hình tầm trung và có mức giá rất rẻ. Những dòng sản phẩm này tuy sở hữu mức giá khoảng 2,5 triệu đồng nhưng đều có màn hình từ 5 inch, bộ vi xử lí lõi tứ và RAM 1GB trở lên, thậm chí tặng kèm cả miếng dán màn hình, tai nghe và ốp lưng. Tất cả đều đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng phổ thông, giải trí cơ bản.
Mới đây, hãng Wing cho ra mắt dòng VN50 có mức giá chưa đến 2 triệu đồng nhưng màn hình lên đến 5 inch, độ phân giải HD 720p, bộ vi xử lí 8 nhân, RAM 1GB, camera sau 13MP. Đối với hãng Lenovo, mẫu sản phẩm A5000 tuy có mức giá khoảng 2.5 triệu nhưng cấu hình khá ấn tượng với màn hình IPS có kích thước 5 inch, độ phân giải HD 720p, bộ vi xử lí lõi tứ, pin dung lượng lên đến 4000 mAh.
Bên cạnh đó, hãng Gionee cũng có cấu hình gần giống với Lenovo A5000, đều có phần cứng khá tốt so với mức giá bán. Đây chỉ là vài mẫu tượng trưng đến từ nhiều nhà sản xuất có tên tuổi bên Trung Quốc, vẫn còn khá nhiều thương hiệu khác như Alcatel và Philips đã có những điện thoại giá rẻ khác đang cạnh tranh trực tiếp với dòng sản phẩm thương hiệu Việt.
Mẫu điện thoại Lenovo A5000 giá rẻ đến từ Trung Quốc sở hữu cấu hình khá tốt trong tầm giá.
Trong khi đó, nhiều mẫu điện thoại thương hiệu Việt vẫn chưa để lại được nhiều ấn tượng đẹp đối với người dùng trong nước. Một số trang web và diễn đàn về công nghệ, người dùng không khó bắt gặp những lời phàn về chất lượng sản phẩm đến từ thương hiệu Việt. Không ít người dùng trong nước cho rằng, những sản phẩm này có mức giá thấp nên chất lượng như vậy là tương xứng, chứ không hề rẻ khi so với những dòng máy từ thương hiệu lớn. Chưa kể đến, điện thoại thương hiệu Việt trước đây hỗ trợ firmware (rom) khá tệ, thường phải sử dụng những bản rom đã được tùy biến và chia sẻ lên mạng, ít khi được cập nhật theo dạng hình thức OTA bằng bản stock rom chính hãng.
Người dùng bàn luận về chất lượng ROVI (HK Phone) vào thời gian trước đây.
Phần lớn, những công ty đến từ Trung Quốc đều có lợi thế về nhân công giá rẻ, chi phí sản xuất thấp, dễ cạnh tranh với những thương hiệu lớn như Samsung, HTC, Sony… ở phân khúc giá rẻ. Ngoại trừ Bkav, nhiều hãng điện thoại thương hiệu Việt chỉ có duy nhất phân khúc tầm trung giá rẻ. Điều này có nghĩa, nhiều điện thoại thương hiệu Trung Quốc đang cạnh tranh khốc liệt đến thương hiệu Việt ở phân khúc giá rẻ. Thậm chí, thương hiệu Việt trong tương lai sẽ còn bị cạnh tranh mạnh mẽ hơn với thương hiệu Xiaomi, Meizu và những tên tuổi mới đang chuẩn bị đổ bộ vào thị trường Việt Nam.
Kết quả thời gian gần đây, nhiều hãng như FPT và Q Mobile không còn tung nhiều sản phẩm mới ra thị trường, chỉ có Mobiistar và Masstel vẫn thỉnh thoảng mắt sản phẩm mới nhưng theo hình thức “nhỏ giọt”. Buồn hơn cả, thương hiệu ROVI (HK Phone) mới đây được cho rằng đã rút ra khỏi thị trường di động, khả năng bỏ luôn chính sách bảo hành đối với khách hàng đã mua sản phẩm trong vài tháng gần đây. Nhiều hãng điện thoại thương hiệu Việt hiện tại đã rất khó khăn, tương lai càng không biết sẽ đi về đâu.