Doanh nghiệp

Delay 10.000 chuyến bay, Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vẫn sụt giảm 50% lợi nhuận?

Delay 10.000 chuyến bay, Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vẫn sụt giảm 50% lợi nhuận?

Vietjet Air trở thành "quán quân" delay với hơn 10.000 chuyến bay trong 6 tháng

Theo báo cáo Tổng hợp tình hình khai thác chuyến bay đúng giờ của các hãng hàng không Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 do Cục Hàng không Việt Nam công bố, 6 tháng đầu năm, đã có tổng cộng 150.010 chuyến bay được các hãng hàng không trong nước khai thác.

Trong đó, chủ yếu là Vietnam Airlines với 64.221 chuyến và Vietjet Air với 60.362 chuyến. Thị trường ghi nhận Vietjet Air tăng trưởng hoạt động mạnh mẽ khi số chuyến bay đã tăng tới 21,8% so với cùng kỳ 2017, trong khi Vietnam Airlines không ghi nhận sự tăng trưởng.

Nếu chỉ dựa vào số lượng chuyến bay, có thể thấy Vietjet Air đã vươn lên chiếm thị phần gần tương đương với Vietnam Airlines.

delay 10.000 chuyen bay, vietjet cua ty phu nguyen thi phuong thao van sut giam 50% loi nhuan? hinh anh 1

Vietjet Air của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiện là “quán quân” delay với số chuyến bay cất cánh không đúng giờ lên tới 10.235 chuyến, chiếm tỉ lệ 17% (Ảnh minh họa)

Còn theo số liệu của Phòng Vận tải hàng không (Cục Hàng không Việt Nam), sản lượng vận chuyển 6 tháng đầu năm 2018 của các hãng hàng không Việt Nam ước đạt 35,4 triệu khách, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2017. Sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam đạt 52,8 triệu lượt hành khách, tăng 14%. Vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt 25 triệu hành khách, tăng 15%.

Dù hạ tầng cảng hàng không, sân bay đã được đầu tư, nâng cấp và cải thiện tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, hạn chế gây ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng dịch vụ hàng không.

Song song với đó, mức tăng trưởng “nóng” đã khiến các hãng hàng không, trong đó có Vietjet Air gặp khó khăn trong việc bảo đảm chất lượng dịch vụ. Thống kê cho thấy, số chuyến bay cất cánh không đúng giờ của "hãng hàng không Bikini" của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lên tới 10.235 chuyến, chiếm tỉ lệ 17%, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2017. Con số này nhiều hơn gần 3.400 chuyến so với Vietnam Airlines, tỉ lệ trễ giờ chỉ là 10,7%.

Nguyên nhân lớn nhất khiến Vietjet Air bị trễ chuyến nhiều là do tàu bay về muộn, đây có lẽ là vấn đề khá đau đầu với hầu hết các hãng hàng không. Tuy nhiên, tỷ lệ này của Vietjet Air khá cao khi có tới 7.804 chuyến bị trễ do tàu bay tới muộn, chiếm tỷ lệ hơn 70% và tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2017. Vietnam Airlines cũng cho thấy mình không làm tốt hơn Vietjet Air bao nhiêu khi tỷ lệ chuyến bay bị trễ do tàu bay tới muộn chiếm gần 50%.

Vì sao lợi nhuận Vietjet Air giảm 50%?

Việc giữ ngôi “quán quân” delay dường như không ảnh hưởng đến dòng lợi nhuận khổng lồ đang đổ về Vietjet Air cũng như các hãng bay lớn. Bởi trong một ngành kinh doanh có lợi thế độc quyền tự nhiên nhờ đòi hỏi quy mô lớn và ít có sự xáo trộn do các rào cản tham gia thị trường như ngành hàng không, thì hai “ông lớn” là Vietnam Airlines và "hãng hàng không bikini" VietJet Air của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo sẽ đóng vai chính.

delay 10.000 chuyen bay, vietjet cua ty phu nguyen thi phuong thao van sut giam 50% loi nhuan? hinh anh 2

Sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của VietJet Air trong quý II.2018 do không phát sinh doanh thu từ hoạt động bán và thuê lại 5 máy bay (Ảnh minh họa)

Từ đầu năm 2018 đến nay, ngành vận tải hàng không chịu nhiều tác động tiêu cực do giá xăng máy bay tăng mạnh, nhưng lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2018 của 2 doanh nghiệp này vẫn tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ 2017.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II.2018 của VietJet Air, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế quý II.2018 của hãng đều sụt giảm so với cùng kỳ 2017. Cụ thể, doanh thu thuần chỉ đạt 8.637 tỷ đồng, giảm 23,4%, còn lợi nhuận trước thuế giảm 39,5%.

Tuy nhiên, nhờ có sự tăng trưởng mạnh trong quý I.2018, VietJet Air vẫn báo lãi trước thuế 2.377 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2018, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của Vietjet Air đạt gần 712 tỷ đồng, giảm một nửa so với con số trong kỳ trước là 1.413 tỷ đồng.

Nguyên nhân của sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của VietJet Air trong quý II.2018 do hãng hàng không của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo không phát sinh doanh thu từ hoạt động bán tái thuê 5 máy bay (Sale and leaseback). Hoạt động này luôn đóng góp từ 40 - 50% doanh thu và lợi nhuận cho Vietjet Air trong những năm gần đây.

Nghiệp vụ bán tái thuê máy bay từng được nhiều chuyên gia nhìn nhận là con dao hai lưỡi với những doanh nghiệp hàng không. Dù có thể ngay lập tức ghi nhận khoản lợi nhuận lớn từ các hợp đồng bán máy bay, nhưng chi phí thuê lại trong tương lai ngày càng cao sẽ trở thành gánh nặng lớn, tạo áp lực lên sự tăng trưởng.

Điểm tích cực với Vietjet Air của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là doanh thu vận chuyển hành khách vẫn có sự tăng trưởng khá mạnh. Trong quý II.2018, vận chuyển hàng khách đem về cho Vietjet Air hơn 6.550 tỷ đồng, tăng 55% so với quý II.2017. Doanh thu hoạt động phụ trợ cũng tăng tương ứng lên gần 2.000 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu vận tải hàng không đạt 16.478 tỷ đồng, tăng 52,6%. Lợi nhuận vận tải hàng không đạt 1.686 tỷ đồng, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2017, hoàn thành 56,2% kế hoạch năm 2018.

Theo: Dân Việt

 

Sự khác biệt về lợi nhuận giữa VNA và Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo

(Techz.vn) Cổ phiếu hai doanh nghiệp lớn nhất ngành hàng không là HVN của Vietnam Airline (VNA) và VJC của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đang giao dịch thấp hơn từ 25 – 40% so với mức đỉnh từng xác lập, trong khi kết quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp lại cho thấy một bức tranh hoạt động khác nhau và sự khác biệt.