Doanh nghiệp

Để mất thị trường Trung Quốc, Uber có mất luôn cả Việt Nam?

Để mất thị trường Trung Quốc, Uber có mất luôn cả Việt Nam?

Sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ gọi xe Uber đã nổi lên như một điểm nhấn đáng chú ý của làng công nghệ suốt mấy năm trở lại đây. Ở mỗi nơi có dấu chân Uber, chính phủ các quốc gia này lại phải tiến hành tháo gỡ những rắc rối mà dịch vụ này để lại. Điều này là một trong những lý do cản bước Uber, nhưng không vì thế mà có thể ngăn cản dịch vụ này vươn mình ra khắp nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, Uber vừa khiến cả làng công nghệ thế giới bất ngờ khi quyết định bắt tay cùng với Didi, đối thủ chính của họ tại thị trường Trung Quốc. Theo đó, Uber và Didi sẽ tạo nên một công ty mới để cùng nhau khai thác thị trường này. Sau khi vừa thành lập, giá trị của công ty này đã được ước tính lên tới 35 tỷ USD. Trong đó, tỷ lệ cổ phần của Uber sẽ vào khoảng 20%.

Sự thoả hiệp của Uber với chính đối thủ của họ tại thị trường Trung Quốc đã khiến một đối thủ khác của hãng này mừng thầm. Đó không phải ai khác người Grab – startup đến từ Malaysia, công ty đối thủ của Uber tại khu vực Đông Nam Á.

Sau khi thương vụ hợp nhất giữa Uber và Didi hoàn tất, CEO Anthony Tan của Grab đã hứng khởi khi cho rằng, Grab hoàn toàn có thể chiến thắng Uber tại thị trường Đông Nam Á.

Trong email gửi toàn nhân viên của mình, CEO Tan của Grab nói rằng: "Sau hơn một năm cạnh tranh khốc liệt, nhà đầu tư của chúng ta (Didi cũng có lượng cổ phần nhất định tại Grab do đã bỏ tiền đầu tư vào doanh nghiệp này) đã chiến thắng trong cuộc chiến giành giật thị trường tại Trung Quốc.”

“Thành công của Didi góp phần củng cố triết lí mà chúng ta đang tin tưởng. Đó là việc chúng ta đang sống trong một thế giới rộng lớn và không có một giải pháp chung cho tất cả vấn đề. Các giải pháp địa phương là cách tốt nhất là giải quyết những vấn đề phát sinh tại địa phương. Giống như Didi đã làm ở Trung Quốc. Chúng ta có thể làm tương tự tại Singapore, Jakarta hay Manila vì người dùng nơi đây ưu tiên các dịch vụ địa phương hơn Uber…" Anthony Tan chia sẻ.

Do chưa có một cơ chế rõ ràng, Uber đang phải đối mặt với các vấn đề về pháp lý khi cung cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam.

Ông cũng nói với các nhân viên của mình rằng: "Với thỏa thuận ở Trung Quốc, Uber sẽ chú ý nhiều hơn và chuyển hướng các nguồn lực cho khu vực của chúng ta. Nhưng chúng ta thấy rằng một khi các doanh nghiệp địa phương vững tin vào sức mạnh của họ, họ có thể áp dụng chiến lược như Didi tại Trung Quốc. Uber đã thất bại một lần và chúng ta sẽ làm cho họ thất bại một lần nữa".

Anthony Tan đã rất tự tin với việc Grab sẽ đánh bại Uber. Tuy nhiên, rõ ràng Uber sẽ dồn toàn lực của họ từ Trung Quốc hòng chiếm lĩnh thị phần Đông Nam Á. Một khi hai ông lớn này cạnh tranh quyết liệt với nhau, người dùng tại các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ điều này.

 

Uber & thế giới Taxi: Nín thở nhìn giá xe, rung đùi chờ đại chiến

(Techz.vn) Không sớm thì muộn, trong một cuộc chiến theo kiểu phi đối xứng, các hãng taxi sẽ buộc phải sử dụng chính vũ khí của Uber (công nghệ), bên cạnh các vũ khí truyền thống (số lượng và pháp lý) để đối đầu với Uber.