Đánh giá laptop

Đánh giá Sony Vaio Duo 13: Phong cách trượt độc đáo trên thi

Đánh giá Sony Vaio Duo 13: Phong cách trượt độc đáo trên thi

Sự xuất hiện của Windows 8 vào cuối năm 2012 đã diễn ra một cuộc đổi mới trong thiết kế của các máy tính xách tay, và phong cách trượt của Sony thật sự là một trong những phong cách nổi bật, sáng tạo trên thị trường. Thiết kế mới này của Sony với mục tiêu nhằm thu hẹp khoảng cách giữa laptop và tablet bằng cách thêm vào một màn hình cảm ứng có thiết kế trượt trên bàn phím đi cùng của nó.


Các sản phẩm mang phong cách thiết kế này phải kể đến Sony Vaio Duo 11Toshiba U925T. Cả hai đều cho chúng ta liên tưởng tới kiểu dáng của những chiếc điện thoại trượt kiểu cũ, hơn là một thiết kế mới hiện đại, và không quá đặc biệt khi ta xem xét.

Tôi không mong đợi gì nhiều về phong cách trượt mới trên các máy tính Windows 8, nhưng Sony đã khiến chúng tôi ngạc nhiên với phiên bản nâng cấp và mở rộng cho dòng sản phẩm Duo của nó. Phiên bản mới này được trang bị màn hình 13 inch, so với 11 inch của Duo 11, cùng với CPU Core i Serires lõi tứ mới nhất của Intel, tất cả được gói gọn trong sản phẩm có tên là Vaio Duo 13.

Dòng Vaio Duo 13 mới vẫn mang đậm phong cách thiết kế trượt như phiên bản Duo 11 đầu tiên. Một điểm quan trọng ở đây là cơ chế trượt để lộ bàn phím đã được cải thiện rất nhiều, và nó thực sự là dễ dàng để sử dụng với một ngón tay. Đó là trải nghiệm mượt mà hơn nhiều, trong khi bản lề của Duo 11 có thể khiến bạn khó chịu.

Dù mang màn hình 13 inch, nhưng Duo 13 vẫn sở hữu một thân hình nhỏ gọn. Kích cỡ của Duo 11 mang lại cảm giác rằng nó là một thiết bị laptop/tablet 11 inch siêu di động, trong khi thiết kế của Duo 13 mới là mỏng và nhẹ như bất kỳ Ultrabook 13 inch nào (trừ trường hợp của Sony Vaio Pro 13, với độ dày đáng kính ngạc là 0.68 inch).

Touchpad cũng là một sự bổ sung đáng nói trên Duo 13. Dường như kích thước nhỏ của Duo 11 khiến cho sản phẩm này bị “lờ” đi phần touchpad, khi các tác vụ điều hướng được thực hiện thông qua một nút nhỏ ở giữa bàn phím (thực sự thì nó là một nút cảm biến quang học nhỏ). Đó là phong cách điều khiển con trỏ thường thấy trên các sản phẩm của ThinkPad, nhiều người thích điều này, nhưng nó thật sự là khó sử dụng. Touchpad trên Duo 13 có dạng chữ nhật nhỏ, tôi không nói về chất lượng của nó ở đây, nhưng tôi vẫn đánh giá cao việc Sony bổ sung thêm tính năng này trên Duo 13.

Vấn đề lớn nhất của dòng Duo vẫn còn tồn tại, đó là việc màn hình không thể hiệu chỉnh được. Ở đây, màn hình của Duo 13 vẫn chỉ có 2 góc độ là: phẳng – như trong chế độ máy tính bảng, và chéo góc (với thanh trượt chỉ cố định ở góc 90 độ). Do vậy, bạn khó có thể thay đổi được màn hình của Vaio Duo 13 theo tư thế làm việc của mình.

Giá khởi điểm của Duo 13 từ 28 triệu đồng (1400$), và cao nhất là 54 triệu đồng (2700$) nếu bạn muốn tất cả các tính năng mạnh mẽ nhất (ổ SSD, CPU và các tùy chọn cao cấp khác) cho một sản phẩm lai tablet/laptop. Acer Aspire R7 cũng là một sản phẩm lai khác, nhưng giá của nó rẻ hơn khoảng 20 triệu đồng (999$).

Đối với trải nghiệm trên model laptop truyền thống, bạn có thể lựa chọn hệ thống mới ra mắt khác của Sony là Vaio Pro 11 và Pro 13, với thiết kế và phần cứng tuyệt vời.

 

Sony Vaio Duo 13

Acer R7-571-6858 Touch Notebook

Sony Vaio Pro 11

Giá

$ 1,399.99

$ 999

$ 1149

Kích thước hiển thị / độ phân giải

màn hình 13,3-inch, cảm ứng 1,920 x1 ,080-pixel

màn hình cảm ứng 15,6-inch, 1,920 x1 ,080-pixel

màn hình cảm ứng 11-inch, 1,920 x1 ,080-pixel

PC CPU

1.6GHz Intel Core i5-4200U

1.8GHz Intel Core i5-3337U

1.6GHz Intel Core i5-4200U

Bộ nhớ máy tính

4GB DDR3 SDRAM 1600 MHz

6 GB DDR3 SDRAM 1600 MHz

4GB DDR3 SDRAM 1600 MHz

Đồ họa

1.659 MB Intel HD Graphics 4400

32MB Intel HD Graphics 4000

1.748 MB Intel HD Graphics 4400

Lưu trữ

128GB SSD

HDD 500GB, 5400 rpm

128GB SSD

Ổ đĩa quang

Không

Không

Không

Kết nối

Wi-Fi 802.11b/g/n, Bluetooth 4.0

W-Fi 802.11b/g/n, Bluetooth 4.0

Wi-Fi 802.11b/g/n, Bluetooth 4.0

Hệ điều hành

Windows 8 (64-bit)

Windows 8 (64-bit)

Windows 8 (64-bit)

Thiết kế và tính năng


Khi gấp màn hình lại, Duo 13 mang trên mình dáng vẻ như bao Ultrabook khác, nhưng bề mặt nhẵn bóng mà bạn đang thấy kia lại là của màn hình, chứ không phải là của nắp máy.

Với 1.27 kg Vaio Duo 13 là đủ “cân nặng” cho một ultrabook tuyệt vời, nhưng độ dày 0.77 inch của nó lại là quá mập cho một tablets. Do đó nếu bạn sử dụng Duo 13 trong chế độ tablet, hẳn sẽ cảm thấy hơi nặng và cồng kềnh khi giữ nó bằng một tay. Một vấn đề khác nữa, mà không chỉ Duo 13, hay Duo 11, hay nhiều thiết bị khác đang gặp phải đó là vấn đề màn hình của nó dễ bám dấu tay và bụi bẩn. Một bút stylus cũng được bao gồm với Duo 13.

 

So với phiên bản trước đó, Duo 13 đã có những cải thiện đáng kế trong cơ chế mở màn hình, và sự bổ sung quan trọng của touchpad. Việc trượt màn hình có thể thực hiện dễ dàng chỉ với một ngón tay, nhờ vào hoạt động của các bản lề lò xo, và hai móc kim loại nhỏ gim các cạnh dưới của màn hình lại và giữ chúng cố định. Việc đóng màn hình lại có thể thực hiện chậm hơn đôi chút. Nhưng khi bạn đã quen tay, thì thao tác này cũng không phải là quá khó để có thể thực hiện.

Bàn phím của Duo 13 khá lớn, các phím phẳng được bố trí theo phong cách đảo, một phong cách mà Sony sử dụng nhiều trong các sản phẩm của mình trước khi nó trờ thành tiêu chuẩn thiết kế công nghiệp mặc định. Kích thước bàn phím của Duo 13 là khá tốt đối với một thiết bị 13 inch, nhưng các phím được bố trí quá nông. Phiên bản Duo 11 cũng gặp phải vấn đề tương tự, nhưng trên phiên bản 13 inch này, cảm giác này thực sự còn rõ ràng hơn. Các phím nông thường không mang lại phản hồi tốt, cùng cảm giác gõ phím tốt cho người dùng.

Touchpad là một cải tiến lớn so với phiên bản Duo đầu tiên. Nhưng nó lại tồn tại trong hình dạng dị thường, về cơ bản thì đó là một hình chữ nhật dài và nông. Các thao tác điều hướng cơ bản thực hiện khá tốt trên touchpad của nó, nhưng với cá nhân tôi thì tôi sẽ khai thác triệt để màn hình cảm ứng của chiếc ultrabook 13 inch này.

Màn hình 13 inch của Duo 13 có độ phân giải 1920x1080 pixel, đây là độ phân giải đang trở nên phổ biến trên các máy tính xách tay hiện nay, ở mọi phân khúc giá và kích cỡ. Màn hình IPS được sử dụng ở đây, đem lại khả năng hiển thị màu sắc tốt và các góc nhìn tuyệt vời cho Duo 13 – đó cũng là điều đặc biệt quan trọng đối với một máy tính bảng.

 

Sony Vaio Duo 13

Video

HDMI

Âm thanh

Loa âm thanh nổi, kết hợp headphone / microphone jack

Data

2 cổng USB 3.0, thẻ SD / Memory Stick đọc

Kết nối

Wi-Fi 802.11n, Bluetooth, NFC

Ổ đĩa quang

Không

Không như các sản phẩm lai có thể tháo rời màn hình, buộc bạn phải lựa chọn các cổng kết nối trên màn hình hoặc thân máy của nó, Vaio Duoa 13 đã bố trí tất cả các kết nối dọc theo rìa sau của máy. Hai cổng USB 3.0, HDMI, và một khe cắm thẻ SD (cũng chấp nhận các thẻ Memory Stick – của Sony) là khá tốt đối với một “máy tính bảng” 13 inch. Tôi đánh giá cao nút điều chỉnh âm lượng được đặt ở phần thân máy – và đó cũng là mặt sau của Duo 13 khi nó hoạt động ở chế độ máy tính bảng.

Hiệu suất

Với việc được trang bị CPU Core i5 thế hệ thứ 4 của Intel bạn sẽ nhận được hiệu năng ứng dụng tuyệt vời từ Duo 13. Trong các đánh giá benchmark của chúng tôi, CPU Core i5 Haswell mang lại hiệu suất tương đương với một CPU i7 dựa trên nền tảng trước đó. Thẳng thắn mà nói, thì cả hai CPU này là quá “thừa” đối với một hệ thống chỉ dành cho lướt web, xem video HD, hay làm các công việc văn phòng. Đồ họa tích hợp HD4400 mang lại hiệu năng đồ họa tốt hơn đôi chút so với HD4000, nhưng bạn cần biết rằng một số latop mới của Intel sẽ còn có hiệu năng còn cao hơn với sự hỗ trợ của GPU HD5000. Nhưng tất cả đều chưa thể sánh được với một GPU chuyên dụng từ Nvidia.

Một điểm khác dẫn đến khả năng cạnh tranh yếu kém của Duo 13 chính là pin. Các thiết bị Haswell trong các đánh giá gần đây của chúng tôi đều mang lại thời lượng sử dụng ấn tượng. Duo 13 cũng có kết quả khá tốt, với 8 giờ 53 phút trong thử nghiệm xem video của chúng tôi. Đó là một kết quả đầy khích lệ, và đủ để có thể gây hấn với MacBook Air 2013, với 12 giờ sử dụng (theo tuyên bố của Apple).

Tổng kết


Sony đã mang lại một hệ thống mới tốt hơn nhiều so với thế hệ Duo 11 ra mắt trước đó. Màn hình 13 inch trên Duo 13 là hữu ích hơn so với phiên bản 11 inch nhỏ hơn, sự bổ sung của touchpad (tuy nhỏ) là một bước tiến lớn hơn, cùng với một bản lề được thiết kế lại, tối ưu hơn nhiều so với người tiền nhiệm của nó.

Nhưng không thể phủ nhận rằng, vẫn có một rào cản lớn ở đây. Có thể bạn sẽ không liệt kê được hết những cải tiến đã xuất hiện trên Duo 13, bạn chỉ nhận thấy một thực tế rằng, dù có cải tiến đến đâu thì phong cách trượt của sản phẩm này vẫn chưa thực sự hấp dẫn đối với người sử dụng. Khả năng điều chỉnh góc độ màn hình trong chế độ laptop, hay một touchpad đầy đủ sẽ là những điều bạn mong muốn từ thiết bị này. Một thiết bị lai với màn hình có thể tháo rời, có thể xoay chuyển hoặc điều chỉnh linh hoạt hơn có thể sẽ là thứ phù hợp hơn mà bạn đang tìm kiếm.

Cấu hình tham khảo: Sony Vaio Duo 13Windows 8 (64-bit); 1.6GHz Intel Core i5-4200U; 4GB DDR3 SDRAM 1,600MHz; 1,659MB (shared) Intel HD Graphics 4400; 128GB SSD

Ưu điểm: Thiết kế tốt hơn và màn hình lớn hơn so với phiên bản Dou đầu tiên, và Sony Vaio Duo 13 là một bước tiến vững chắc so với người tiền nhiệm của nó.

Nhược điểm: Màn hình dễ bám dấu tay, không có khả năng điều chỉnh góc độ của màn hình.

Kết: Sony Vaio Duo 13 là một sản phẩm đầy tham vọng của Sony, nhưng nó chưa thực sự phổ biến hơn so với nhiều máy tính xách tay, và máy tính bảng lai chạy Windows 8 khác. Có thể phong cách trượt chưa phải là tính năng thú vị trong thời điểm hiện nay.