Cứ ngỡ giàu có ắt sẽ hạnh phúc, sau nhiều năm làm việc “quần quật” tôi mới vỡ ra chân lý: Thành công chỉ thực sự đến với người đạt đủ tiêu chí này mà thôi!
- Kết quả thử nghiệm phát tiền cho người dân tại Phần Lan - mọi người hạnh phúc hơn nhưng không chăm chỉ hơn
- Toàn cảnh vụ ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng "vua cà phê" Trung Nguyên: Từ cuộc hôn nhân hạnh phúc gần 20 năm đến tranh chấp gay gắt phân chia tài sản
- Khám phá "đất nước hạnh phúc nhất thế giới": Muốn biết bình yên trông như thế nào thì hãy đến Bhutan!
Bài viết là những chia sẻ, suy ngẫm mang tính cá nhân của doanh nhân trẻ Christian Chasmer, người xây dựng hai doanh nghiệp tiếng tăm ở tuổi 26 và đồng sáng lập công ty bất động sản CC Solutions, là cây bút tích cực của trang Addicted2Success.
"Nếu làm việc chăm chỉ hết sức có thể và trở nên giàu có, chắc chắn mình sẽ hạnh phúc", đó là niềm tin phổ biến trong quan niệm của phần lớn giới trẻ ngày nay. Khi còn thơ bé, người lớn luôn "tiêm" vào tiềm thức chúng ta loại công thức mà họ cho là "chuẩn":
Thành công = Hạnh phúc
Nói cách khác, hạnh phúc của đời người được họ định nghĩa bằng công danh, địa vị, tiền tài.
Quan niệm sai lầm nhưng lại rất phổ biến này đã khiến nhiều người, đặc biệt là người trẻ, tự "nhấn chìm" mình trong công việc mà không màng đến sức khoẻ, thời gian cho bản thân và những người xung quanh.
Mặc dù thành công nào cũng mang lại hạnh phúc, nhưng đó chỉ là niềm hạnh phúc nhất thời, nó không đảm bảo cho bạn một cuộc sống đầy ý nghĩa suốt cả cuộc đời. Nhiều doanh nhân thành đạt nắm trrong tay khối tài sản kếch xù nhưng lại không viên mãn trong đời sống riêng tư.
Ngược lại, có hàng triệu người chẳng giàu có nhưng lại hoàn toàn hài lòng và thoả mãn với những gì mình đang có. Bởi lẽ, thành công không tự động mang lại cho ta hạnh phúc, hạnh phúc là cách mà chúng ta cảm nhận trên bước đường tìm kiếm thành công.
Trong thời điểm xây dựng công ty đầu tiên của mình, tôi luôn tự nhủ mẫu câu: "Mình sẽ hạnh phúc khi…" và cố ép bản thân mình làm việc quần quật, hòng hy vọng ngày nào đó cánh cửa thành công sẽ mở ra với mình.
Những dòng suy nghĩ này ám ảnh tôi đến nỗi nó làm tôi phá hỏng mọi thứ và công việc kinh doanh gần như sụp đổ. Đây cũng là thời điểm tôi tự đặt dấu hỏi lớn cho niềm tin bấy lâu nay, rồi tôi nhận ra mình bắt buộc phải thay đổi nó. Thành công không tạo ra hạnh phúc, khoa học đã chứng minh hạnh phúc là "chất xúc tác" của thành công và chỉ có người hạnh phúc mới đạt được thành công mà thôi.
Trong cuốn sách bán chạy nhất của mình có tên "The Happiness Advantage", giáo sư kiêm nhà tâm lý học Shawn Achor từ Đại học Harvard cho biết, thông qua các nghiên cứu khoa học xã hội, nhóm của ông nhận thấy rằng khi một người nào đó đang trong trạng thái tinh thần tích cực, trí thông minh của họ tăng lên và khả năng sáng tạo được cải thiện đáng kể, dẫn đến kết quả đạt được cũng tăng theo.
Nhóm nghiên cứu của Achor thấy rằng các nhóm bán hàng đạt doanh thu cao hơn 37%, các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn 19% và mọi người đạt hiệu suất công việc cao hơn 31% khi đang trong trạng thái tích cực.
Khi đảo ngược lại công thức trên và thay đổi quan niệm xưa cũ, tôi bắt đầu tập trung vào hạnh phúc của mình hiện tại. Tôi bắt đầu viết ra những điều khiến mình biết ơn, hài lòng và vui vẻ, tôi bắt đầu dành thời gian "chơi bời" nhiều hơn, tập thiền định và chăm chút cho bản thân hơn.
Không chỉ cải thiện về mặt sức khoẻ, sự thay đổi này còn tác động rõ rệt về mặt tinh thần. Công việc kinh doanh của tôi từ đó bắt đầu phát triển thuận lợi. Từ bây giờ tôi có thể đối mặt với khó khăn, thử thách với sự tích cực và dũng cảm, chứ không phải áp lực và nỗi sợ thất bại như xưa nữa. Tôi biết cách tìm kiếm hạnh phúc khi bắt gặp trở ngại và kết quả là công ty của tôi được nhân rộng lên tới 6 triệu đô chỉ trong hai năm ngắn ngủi.
Người đàn ông vĩ đại Mahatma Gandhi đã làm việc gần như cả đời vì lý tưởng giải phóng người dân của mình khỏi áp bức, bóc lột, đầu tiên là Nam Phi, sau đó là Ấn Độ. Sứ mệnh này quả thực không dễ dàng và ông mất hàng thập kỷ để hoàn thành nó. Ông tình nguyện dành cả cuộc đời cho hoài bão của mình, thậm chí từng bị tống giam vì nó. Ngay cả khi phải trải qua những đắng cay tột cùng như vậy, người được hàng triệu dân Ấn Độ tôn kính là "Linh hồn lớn" này vẫn luôn hạnh phúc, hài lòng và trân trọng những gì mình đang có. Trong cuốn tự truyện của mình, ông còn bộc bạch rằng nếu không thể đạt được mục tiêu đời mình, ông vẫn sẽ hạnh phúc.
Người ta có thể đã mường tượng rằng Gandhi đã đau khổ và tức giận đến mức nào trong suốt hành trình của mình. Nhưng sự thật là ông vẫn luôn cảm thấy bình yên và thanh thản trong tâm hồn. Nhờ giữ được suy nghĩ tích cực mà cuối cùng thành công cũng mỉm cười với ông.
Bạn có thể phấn đấu để thành công. Bạn có thể làm việc vất vả để có được nó. Chỉ cần đừng nghĩ rằng thành công sẽ dẫn đến hạnh phúc. Hãy tập trung vào những gì khiến bạn hạnh phúc trong hiện tại và không quên yêu thương bản thân mình, biết tự hào về bạn đang ở đâu và bạn là ai. Hạnh phúc sẽ làm bạn gặt hái được nhiều điều tốt đẹp hơn trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Nhớ rằng hạnh phúc là hành trình, không phải là điểm đến, hãy hạnh phúc để thành công.
Theo: Trí Thức Trẻ
Ở thời đại sách self-help: Muốn thành công phải tránh xa kẻ yếu đuối, muốn hạnh phúc phải che đi thất vọng nhưng bệnh trầm cảm thì tăng lên...
(Techz.vn) Tôi đang ngồi trong một cuộc trò chuyện. Ở đó, một người bạn nói bạn không còn muốn bày tỏ nỗi buồn của mình với người xung quanh nữa. Bạn chỉ cảm thấy sự thương hại, phiền lòng, hoặc cảm nhận rõ ràng người đối diện không muốn nghe.