Nhịp sống số

Công nghệ nào đứng sau bản đồ của Google

Công nghệ nào đứng sau bản đồ của Google

Ngoài công nghệ Street View được cung cấp từ những chiếc xe chuyên dụng với camera trên nóc xe, hệ thống bản đồ của Google còn gây cho chúng ta ấn tượng mạnh vì những bức ảnh chụp từ vệ tinh, công nghệ đã khiến ngay cả những tổ chức, chính phủ phải “xanh mặt” vì đã tiết lộ những địa điểm thuộc dạng tuyệt mật của họ. Những bức ảnh này là nguồn tư liệu quý để tạo nên sự hấp dẫn và phổ biến cho những ứng dụng như Google Maps hay Google Earth của gã khổng lồ tìm kiếm.

-image-1392372898222

Những bức ảnh chụp từ vệ tinh là điểm hấp dẫn của Google Maps hay Google Earth

Thực chất, ảnh chụp từ vệ tinh không phải “đặc sản” của Google: Apple và Microsoft cũng có những bức ảnh tương tự, và đều có chung một nguồn gốc: công ty Ball Aerospace, với các vệ tinh Worldview-x (với x là mã số của từng ệ tính).

Theo lãnh đạo của dự án, ông Jeff Dierks, Ball Aerospace phóng các vệ tinh mang theo các camera với độ phân giải cao vào không gian, chụp ảnh và gửi các tư liệu này về để tạo nên cơ sở dữ liệu cho các hãng cung cấp dịch vụ bản đồ.

Các camera trên Worldview-3 (chiếc vệ tính mới nhất được phóng vào quỹ đạo) rất giống các kính viễn vọng vì có tiêu cự rất lớn, sử dụng các tấm gương phản chiếu ánh sáng vào một cảm biến CCD kích thước lớn. Với độ cao khoảng 600km so với bề mặt trái đất, Worldview-3 hiện là vệ tinh thám sát lớn nhất mà một công ty tư nhân phóng lên quỹ đạo. Nó có thể theo dõi các vật thể có kích thước chỉ 25cm trên bề mặt trái đất. Tất nhiên, các bức ảnh với độ phân giải cao nhất sẽ không được cung cấp cho các công ty thương mại, mà chỉ được sử dụng bởi các cơ quan chính phủ. Các vật thể với kích thước 50cm là tối thiểu để có thể nhận thấy trên các bản đồ của Google Maps và Google Earth.

-image-1392372939571

Vệ tinh của Ball Aerospace là nguồn dữ liệu cho các ứng dụng bản đồ trực tuyến nổi tiếng thế giới

Để so sánh, các vệ tinh viễn thám của quân đội Mỹ có thể xác định các vật thể với kích thước nhỏ nhất là 10cm.

Các vệ tinh này quay hàng nghìn vòng quanh Trái Đất, chụp ảnh và liên tục gửi về mặt đất. Tuy vậy, vẫn có những thời gian mà dữ liệu của 1 khu vực chưa thể làm mới. Đó là lý do mà chúng ta vẫn chứng kiến khá nhiều khu vực vẫn thể hiện ảnh trên bản đồ như từ cách đó nhiều tháng, thậm chí vài năm.

-image-1392373014348

Nhiều khu vực trên Google Maps được các chính phủ, tổ chức yêu cầu phải làm mờ

Dẫu vậy, chúng ta cũng đã được biết thêm về công nghệ ẩn đằng sau những hình ảnh cung cấp bởi Google Maps hay Google Earth.

Đọc thêm: Google Maps bổ sung công cụ thông báo tai nạn cho 46 nước

Tác Gia

Theo: BBC