(Techz.vn) “Cứ đến 20.11 là lại rất buồn, tủi thân khi nhận được quà của học trò dù rất quý tấm lòng của học trò”...
Khi chưa chuyển giới, đến 20.11 cô Quỳnh Trâm thường được học trò tặng quà dành cho đàn ông. Nhưng lúc quyết định tâm sự về giới tính của mình cho trò, cô lại lo lắng.
Năm 2001, cô giáo Quỳnh Trâm từ Bình Phước xuống Sài Gòn đi học với cái tên khai sinh là Phạm Văn Hiệp. Cô khi ấy học ĐH Kinh tế TP.HCM, buổi tối học thêm ĐH Ngân Hàng.
Khi chưa chuyển giới, mỗi khi 20.11 về cô giáo Quỳnh Trâm thường nhận được quà dành cho một người thầy, khiến cô thấy tủi thân.
Lớp 12, cô từng chỉ dạy bàn bè học, nhận thấy mình có khả năng giảng dạy nên Hiệp đi làm gia sư kiếm thêm tiền. Cô dạy kèm các môn Toán, Lý, Hóa. Biết mình là nữ, sau giờ học, giờ dạy lại lang thang internet để chat với cái tên Quỳnh Trâm. Sự ngọt ngào, đáng yêu của Quỳnh Trâm khiến một chàng trai ở tện nước Pháp phải lòng cô. Anh này về nước tìm Quỳnh Trâm năm 2003, nhưng “làm sao mà cô có thể gặp với bộ dạng đàn ông này”.
Quá đau buồn vì chuyện này, cô giáo Quỳnh Trâm quyết định nghỉ học. Lý do vì: “Những người như mình có học cao cấp mấy cũng đâu được mọi người chấp nhận”, cô chia sẻ. Vẫn với cái tên Hiệp, cô tiếp tục đi dạy kèm với mục tiêu kiếm đủ tiền để qua Thái Lan phẫu thuật thẩm mỹ.
Cô giảng dạy rất hay, có phương pháp, giúp nhiều học trò học tốt hơn. Nhiều học trò tìm đến xin học. “Khi ấy, thì ai cũng nghĩ cô là nam giới, vẫn gọi thầy rất bình thường. Ngoài đời cô cũng vui vẻ, nhưng nghe gọi thế thì trong lòng buồn lắm”, cô Quỳnh Trâm tâm sự. Nói về ngày 20.11 của mình, cô cũng được học trò chúc mừng, tặng quà. Nhưng khi về mở món quà ra thì đó là cravat, là áo sơ mi nam… những món quà dành cho nam giới.
Sau khi chuyển giới, được đổi tên cô Trâm từng nghĩ sẽ không được đi dạy học.
“Lúc nhận quà vẫn rất vui vẻ trước tấm lòng học trò nhưng những thứ đó lại không muốn xài nên thấy tủi thân lắm khi nhìn các cô gái được tặng những đóa hoa rất xinh đẹp, điều đơn giản mà từ khi sinh ra giờ cô không có được. Ai lại đi tặng hoa cho con trai”, cô giáo chia sẻ.
Ngỡ sẽ không bao giờ đi dạy nữa Sau 3 năm chăm chỉ giảng dạy, cô giáo Quỳnh Trâm cũng dụm dành đủ tiền để thực hiện ước mơ làm phụ nữ của mình. Buổi đứng lớp cuối cùng trước khi đi phẫu thuật chuyển giới là một kỉ niệm rất khó quên. Đó là ngày 25/6/2006, tại một lớp 12 người trên đường Xô Việt Nghệ Tĩnh, Q.Bình Thạnh. Sau giờ học, cô quyết định nói cho cả lớp biết về giới tính thật, về ước mong làm con gái của mình.
Cô nhớ lại: “Trước đó khoảng một tháng, tôi để tóc dài hơn, giọng nói nhỏ nhẹ hơn, có nhiều điệu bộ giống con gái. Lúc đó có học trò vô tình kêu là “cô”. Dù ngại nhưng khoảnh khắc đó to thấy rất hạnh phúc, không biết nói gì, chỉ cười”. Sau tiết học ấy, cô giáo nán lại nói với cả lớp mong muốn làm phái nữ và đã dành đủ tiền qua Thái Lan chuyển giới.
Cô vừa nói vừa tuôn rơi nước mắt trên má. Cả lớp im lặng. Cô nói xong, ngập ngập xíu, một học trò đứng lên nói “đã đoán trước chuyện này”, rồi cả lớp chúc cô giáo của mình sớm được như ý muốn. Khi về, cô trằn trọc nghĩ về buổi học cuối cùng. “Nghề cho cô nhiều thứ quá. Nhưng khi ấy, dù đầy đam mê cô nghĩ sẽ không bao giờ được đi dạy nữa, vì có môi trường giáo dục nào lại chấp nhận một người chuyển giới”.
Tháng 4.2008, chàng trai ngày nào về nước với thân hình phụ nữ, với tên Phạm Lê Quỳnh Trâm. Sau hơn một năm trời kiên trì thuyết phục để được công nhận giới tính nữ, ngày 5.11.2009, cô được tỉnh Bình Phước công nhận là nữ, một ngày sau được phép đổi tên thành Quỳnh Trâm. Cô kể: “Cô từng khấn nếu được công nhận là nữ sẽ mở lớp học miễn phí trả ơn đời nên ngay sau đó, liền mở lớp học ở quê. Từ đó, lại trở lại với nghiệp gõ đầu trẻ”.
Bông hồng đầu đời Lớp học đầu tiên khi được công nhận là nữ có 6 học sinh, đều là những học trò lớp 12 học lực yếu, không ai dám nhận. Ngày 20.11 năm ấy, trong nhóm 6 em có một nam sinh tặng cô một bông hồng. Quá bất ngờ, hạnh phúc khiến cô không nói được điều gì. Cô giáo Quỳnh Trâm kể: “Thật sự rất vui vì đó là lần đầu tiên trong đời được nhận hoa. Bông hồng đó, cô cất giữ suốt một tuần. Tiếc lắm khi bông hồng cũng phải héo khô”.
Cô giáo Trâm đang giảng dạy tại lớp luyện thi đại học của mình trên đường Nguyễn Văn Thủ (Q.1)
Bây giờ mỗi khi đến ngày nhà giáo Việt Nam, cô Trâm đều nhận được quà, tin nhắn chúc mừng của nhiều lứa học trò, có những lứa trước khi cô chuyển giới. Những tin nhắn đó đều được cô giữ lại rất lâu. Bên cạnh đó, ngày 20.11 còn là một ngày ý nghĩa, khi đó là ngày sinh nhật của chồng cô giáo. Cô dự tính: “Năm nay, chắc sẽ dành hết nguyên ngày 20.11 để nghỉ ngơi và chuyện trò với ông xã, đang ở Mỹ”.
Hiện tại cô Trâm đang ôn luyện đại học cho những học sinh trung bình, người muốn thi lại đại học. Nhận thấy có nhiều học sinh thông minh, học mau hiểu nên cô Trâm hy vọng sẽ có một vài em đạt thủ khoa trong kì thi đại học – cao đẳng 2014. Ngoài ra, cô giáo chuyển giới vẫn đang dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho live show ca nhạc dân ca, trữ tình của riêng mình vào cuối năm.
Cô giáo chuyển giới Quỳnh Trâm từng một thời gian dài đi dạy với cái tên Phạm Văn Hiệp. Thầy giáo Phạm Văn Hiệp khi ấy chia sẻ rằng: “Cứ đến 20/11 là lại rất buồn, tủi thân khi nhận được quà của học trò dù rất quý tấm lòng của học trò”. “Thầy” chỉ mong một đóa hoa Năm 2001, cô giáo Quỳnh Trâm từ Bình Phước xuống Sài Gòn đi học với cái tên khai sinh là Phạm Văn Hiệp. Cô khi ấy học ĐH Kinh tế TP.HCM, buổi tối học thêm ĐH Ngân Hàng. Lớp 12, cô từng chỉ dạy bàn bè học, nhận thấy mình có khả năng giảng dạy nên Hiệp đi làm gia sư kiếm thêm tiền. Cô dạy kèm các môn Toán, Lý, Hóa. Biết mình là nữ, sau giờ học, giờ dạy lại lang thang internet để chat với cái tên Quỳnh Trâm. Sự ngọt ngào, đáng yêu của Quỳnh Trâm khiến một chàng trai ở tện nước Pháp phải lòng cô. Anh này về nước tìm Quỳnh Trâm năm 2003, nhưng “làm sao mà cô có thể gặp với bộ dạng đàn ông này”.
Đọc thêm: 'Giáo viên thì làm được gì cho đời'
Thu Thủy