Scorpius

Bất kể thu nhập ít hay nhiều, hãy chia hết tiền vào 5 khoản sau chứ đừng tiết kiệm nữa: Người thành công đều làm như vậy!

Bất kể thu nhập ít hay nhiều, hãy chia hết tiền vào 5 khoản sau chứ đừng tiết kiệm nữa: Người thành công đều làm như vậy!

Robert Kiyosaki – tác giả của bộ sách "Dạy con làm giàu" đã khẳng định rằng: "Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn". Trong thực tế, miễn là biết cách tổ chức và quản lý thì bạn sẽ thấy rằng, việc thu chi sẽ trở nên dễ dàng hơn cho dù tiền lương của bạn là bao nhiêu, cho dù chi tiêu của bạn ở mức nào.

Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo đến từ chính cách thức quản lý tiền bạc. Một bên thì chủ động tìm cách quản lý thích hợp nhất, một bên thì không, vì cho rằng mình không có nhiều tiền để quản lý, nó không tương xứng với thời gian bỏ ra. Hãy nhớ rằng, hoặc là bạn kiểm soát tiền, hoặc là tiền điều khiển bạn. Khi bạn bắt đầu biết quản lý tiền, bạn sẽ có rất nhiều tiền.

Vậy làm thế nào để quản lý và lên kế hoạch tài chính cá nhân một cách hiệu quả? Người ta đưa ra lời khuyên rằng, nhất định phải chia thu nhập vào 5 khoản sau đây:

Khoản 1. Sử dụng cho chi phí sinh hoạt

Khoản 2. Sử dụng cho chi phí ngoại giao

Mỗi tháng bạn đi ăn đi uống với người khác mấy lần, ở đâu và với những ai? Thay vì hết mình cho những cuộc vui vô bổ, hãy tập trung cả cho việc giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ với những người giỏi giang hơn mình, giàu có hơn mình, những người có ơn và đã dạy bảo cho mình... Mỗi tháng đều chăm chỉ tiếp xúc với họ một vài lần, sau một năm, chắc chắn vòng tròn xã giao của bạn sẽ ngày càng mở rộng và có giá trị hơn. Kết quả là, cả danh tiếng, tầm ảnh hưởng cũng như giá trị của bạn đều được cải thiện đáng kể, hình ảnh của bạn trong mắt mọi người cũng trở nên tốt đẹp, hào phóng và đáng kết giao hơn.

Khoản 3. Sử dụng cho chi phí học tập

Mỗi tháng, nhất định phải chia một phần thu nhập ra để mua sách vở hoặc tài liệu bổ sung kiến thức cho bản thân. Lượng tri thức chúng ta đầu tư thêm có thể không nhiều, nhưng nhất định phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc, đủ thấu hiểu để đưa vào ứng dụng trong đời sống và sự nghiệp, chứ không phải mua về để đó hoặc đọc xong gác xó. Sau khi đọc mỗi cuốn sách, hãy biến chúng thành ngôn ngữ của riêng bạn rồi chia sẻ với người khác. Hành động này vừa giúp bạn nhớ và tư duy về những gì mình đã tiếp thu tốt hơn mà còn có thể nâng cao uy tín, cải thiện các mối quan hệ xung quanh.

Bên cạnh đó, ít nhất mỗi năm một lần, chúng ta nên bỏ công sức nghiêm túc nghiên cứu một lĩnh vực nào đó. Nếu có đủ nhu cầu kinh tế, tham gia các khóa đào tạo nâng cao hoặc học thêm một loại ngôn ngữ mới sẽ là một lựa chọn không tồi.

Khoản 4. Sử dụng cho chi phí du lịch

Những áp lực công việc lặp lại thường xuyên khiến chúng ta khó tìm được cảm giác thư giãn thường ngày. Do đó, dành thời gian và chi phí để thay 4 bức tường văn phòng bằng một vùng biển, thay màn hình máy tính đơn điệu bằng những hành trình khám phá thực tế, tạm cất bớt trách nhiệm sang một bên để có những ngày nghỉ thực sự sẽ là một cách hữu hiệu để "làm mới" lại bản thân. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy những người phụ nữ đi du lịch ít hơn 1 lần trong 2 năm có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn nhiều so với những người phụ nữ đi du lịch 2 lần 1 năm. Liên đoàn tim mạch Thế giới cũng chỉ ra rằng, việc đi du lịch kết hợp với các hoạt động thể thao giúp giảm nguy cơ đau tim từ 30 – 50%.

Khoản 5. Sử dụng cho chi phí đầu tư

Sau khi có được một khoản vốn tương đối, bạn có thể bắt đầu sử dụng chúng để đầu tư vào những hạng mục phù hợp, có thể góp vốn kinh doanh, cũng có thể đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán... Hãy bắt đầu từ những sự lựa chọn an toàn và không có quá nhiều tổn thất để lấy kinh nghiệm, đợi sau khi đã kiếm được nhiều tiền hơn, bạn có thể bắt đầu đầu tư vào các kế hoạch dài hạn để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nói chung, tầm quan trọng của năm điểm này là:

1. Tăng đầu tư vào cơ thể, đáp ứng các nhu cầu sống cơ bản

2. Tăng đầu tư vào xã hội hóa, mở rộng mạng lưới quan hệ

3. Tăng đầu tư vào học tập, tăng cường tự tin và nguồn tri thức

4. Tăng đầu tư vào du lịch, mở rộng tầm nhìn và giải tỏa áp lực tinh thần

5. Tăng đầu tư trong tương lai là tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống

Như tác giả cuốn sách "Triệu phú nhà bên" cũng đúc kết rằng: "Càng giàu quản lý tiền càng giỏi". Dễ thấy rằng biết cách quản lý tiền thực sự là một yếu tố tạo nên sự thành công và giàu có. Vậy nên ngay từ bây giờ, nếu muốn trở nên giàu có, hãy học cách quản lý chi tiêu sao cho hiệu quả.

Theo: Trí Thức Trẻ 

 

Mang 18.800 USD tiền xu đi mua ô tô, người phụ nữ Trung Quốc khiến cả đại lý chung tay đếm mệt nghỉ vẫn không xong

(Techz.vn) Có công tiết kiệm, có ngày mua xe là đây chứ đâu!