Khoa học & Đời sống

Bao giờ trái đất sẽ diệt vong, loài người biến mất khỏi trái đất?

Bao giờ trái đất sẽ diệt vong, loài người biến mất khỏi trái đất?

Khi Trái đất bị đảo cực

Trong suốt 78 triệu năm qua, từ trường Trái Đất đã đảo chiều 171 lần và lần gần nhất là 780.000 năm trước. Khoảng cách ngắn nhất giữa các lần đảo chiều là khoảng 20.000 đến 30.000 năm và dài nhất là 50 triệu năm.

Khi trường hợp đảo cực xảy ra có thể khiến các loài động vật dựa vào cực địa để di trú như gấu, rùa, cá voi, chim… bị mất phương hướng. Chúng sẽ lẩn quẩn, thậm chí đói chết vì không tìm được hướng đi chính xác do mãi đi theo từ trường cũ. Đối với con người, việc các cực bị đảo chiều sẽ ảnh hưởng đến việc xác định phương hướng. Điều này có thể dẫn đến nhiều tàu bè, máy bay dễ bị mất tích hơn.

Mặc dù chưa xác định được lần đảo cực tiếp theo của Trái đất nhưng các nhà khoa học tin rằng nó đang dần diễn ra từng ngày. Tuy nhiên, theo đánh giá thì việc này  không gây ra quá nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống. Những hiện tượng như Mặt Trời biến thành màu đen, Mặt Trăng sẽ quay ngược hoàn toàn, các ngôi sao sẽ rơi xuống Trái Đất như mưa... chưa từng có trong quá khứ cũng không rất ít khả năng xảy ở tương lai.

Một hoặc nhiều ngôi sao phát nổ trong dải ngân hà

Khoảng một triệu năm tới, dãy ngân hà sẽ có ít nhất một ngôi sao phát nổ. Hai “ứng cử viên” hàng đầu là Antares và Betelgeuse – hai ngôi sao đỏ khổng lồ. Dù chỉ mới tồn tại khoảng vài triệu năm nhưng hai ngôi sao này đã đến giai đoạn cuối đời và chuẩn bị phát nổ trở thành siêu tân tinh. Khi điều này xảy ra, siêu tân tinh sẽ dễ dàng được nhìn thấy từ Trái Đất, thậm chí ngay cả trong ánh sáng ban ngày.

Một tỷ năm tới biển hồ sẽ bốc hơi hoàn toàn

So với thời điểm được hình thành từ 4,5 tỷ năm về trước, Mặt Trời hiện nay tăng hơn 30% ánh sáng. Chưa dừng lại ở đó, với mức tăng kỷ lục 10% ánh sáng trong một tỷ năm, thì chỉ trong khoảng 3,5 tỷ năm nữa, Mặt Trời sẽ sáng hơn 40%.

Ngoài những nguyên nhân kể trên đây cũng chính là nguyên nhân khiến nước bốc hơi nhiều hơn khỏi bề mặt thay vì đọng lại trong bầu khí quyển. Điều này đồng nghĩa nước tại các đại dương trên hành tinh sẽ nhanh chóng bốc hơi, băng tan ở hai cực và gần như không còn độ ẩm không khí. Khi đó, Trái Đất từng là hành tinh xanh đẹp, môi trường sống của nhiều sinh vật sẽ biến thành “chảo lửa” với nhiệt độ nóng kỷ lục và cằn cỗi chẳng khác gì sao Kim.

Sự tấn công của thiên hà Andromeda

Theo nguồn tin cũng như số liệu thống kê từ NASA, thiên hà Andromeda đang trên đường lao về phía Trái Đất với tốc độ 400.000 km/h mục đích sát nhập với thiên hà Milky Way, tạo thành siêu thiên hà mới. Ước tính thời điểm 3,75 tỷ năm sau, chúng ta có thể chứng kiến cảnh tượng tuyệt mỹ này trên bầu trời.

Sau khi vụ va chạm kết thúc, bầu trời đêm của Trái Đất sẽ sáng rực với siêu thiên hà mới hình elip chứ không phải hình xoắn ốc như bây giờ. Tất nhiên, đó là nếu Trái Đất vẫn tồn tại bởi theo dự đoán, Mặt Trời sẽ thiêu rụi và hủy diệt mọi sự sống trên hành tinh này vào khoảng 5 tỷ năm nữa.

Mặt trời phát nổ và nuốt chửng các hành tinh

Mặt trời duy trì sự tồn tại bằng cách đốt cháy các nguyên tử hydro và heli trong lõi. 5 tỷ năm sau, khi cạn nguồn hydro, Mặt trời sẽ tiếp tục đốt thành phần trong lõi và khiến nó ngày càng phình ra.

Khi đó, mặt trời giãn nở khoảng 100 lần so với hiện tại, trở thành một quả cầu đỏ khổng lồ (Red giant). Quá trình này sẽ nuốt chửng sao Thủy và sao Kim – hai hành tinh nằm gần mặt trời nhất.

Số phận Trái Đất thời điểm đó sẽ ra sao? Số phận của Trái Đất cũng bị nuốt chửng như hai ngôi sao kia hoặc trở thành sao Hỏa thứ 2. Tuy nhiên ngay cả khi không bị nuốt chửng, nhiệt độ quá cao khi đó cũng có thể hủy diệt toàn bộ sự sống ở nơi này, và đó chính là ngày tận thế.

Mặt trời sẽ trở thành ngôi sao lùn trắng

Sau khi tồn tại như một quả cầu đỏ khổng lồ trong 1 tỷ năm, Mặt Trời sẽ bước đến giai đoạn tiếp theo của sự tiến hóa là trở thành một ngôi sao lùn trắng. Nó sẽ có lõi nặng và nóng, được bao quanh bởi một đám tinh vân hành tinh.

Ngôi sao lùn trắng này sẽ nguội dần cho đến khi nhiệt độ của nó giảm xuống chạm ngưỡng nhiệt độ dãy ngân hà và trở thành sao lùn đen. Đây chỉ là lý thuyết của các nhà khoa học bởi vũ trụ chúng ta vẫn chưa tồn tại đủ lâu để chứng kiến sự xuất hiện cũng như tồn tại của sao lùn đen.

Khi cạn kiệt Hydro, vũ trụ không thể tạo ra ngôi sao mới

Các nhà khoa học hiện tại rất quan ngại trước tình hình các ngôi sao già chết nhanh hơn trong khi những ngôi sao mới lại hình thành với số lượng ít hơn, không đủ để thay thế.

Các ngôi sao mới cần hydro để hình thành và khoảng 1 đến 100 nghìn tỷ năm tới, vũ trụ này sẽ cạn kiệt nguồn hydro. Một khi điều này xảy ra, vũ trụ sẽ chết, chấm dứt kỷ nguyên Stelliferous và bắt đầu bước vào kỷ nguyên thoái hóa.

Một số ngôi sao sẽ giống như Mặt Trời, trở thành sao lùn trắng. Các ngôi sao lớn hơn sẽ phát ra nhiều vụ nổ, kết thúc bằng việc trở thành lỗ đen hoặc sao neutron. Các vật thể nhỏ hơn không đủ lớn để hình thành sao sẽ tồn tại dưới dạng sao lùn nâu. Về cơ bản, phần lớn khối lượng trong vũ trụ sẽ là những ngôi sao chết. Dần dần, vũ trụ sẽ mờ dần và trở thành nơi tăm tối.

 

Con người có sợ hãi mảnh đất của người chết?

- Tại sao người sống lại sợ nghĩa địa.- Mảnh đất của người đã khuất.- Sự tồn tại của những nấm mồ. Đối với gamer, những cụm từ chỉ cái chết như “ngửa”, “lên bảng”, “lên bàn thờ”… hay những trong những game có khu vực nghĩa địa như The Ceremetery trong Lineage II hay những hầm mộ trong Diablo là những thứ quá quen thuộc, tầm thường