- Flappy Bird chính thức bị xóa
- Dân mạng hoang mang khi trò chơi Flappy Bird bị 'khai tử'
- Flappy Bird: Những con số nói lên độ cuồng trên toàn cầu
Flappy Bird đã được chính thức khai tử vào 0h ngày 10/2/2014 đúng như lời hứa của nhà lập trình 29 tuổi, Nguyền Hà Đông. Lý do khách quan mà người dùng có thể nhận thấy đầu tiên đó là tác giá đã không thể chịu nổi sức ép từ phía truyền thông. (trích dẫn trên Twitter của Hà Đông). Điều này đồng nghĩa với việc Flappu Bird sẽ biến mất khỏi các cửa hàng phần mềm và những người muốn thử sức mình với trò chơi này sẽ không thể tải game về thiết bị của mình nữa. Tuy nhiên, đối với những người đã tải game này trước đó vẫn sẽ được giữ nguyên trên thiết bị của họ.
Flappy Bird đã mang lại một cơn sốt toàn cầu
Và ngày sau quyết định đó của nhà lập trình, báo chí thế giới đã thực sự bất ngờ và không khỏi tiếc nuối.
Guardian cho rằng, Đông có thể kêu gọi một số lời khuyên từ các nhà phát triển khác, những người đã có kinh nghiệm trước đó. Người đồng sáng lập Temple Run – một ứng dụng game nổi tiếng, ông Keith Shepherd nhắn nhủ Nguyễn Hà Đông trên Twitter rằng nếu Đông cần lời khuyên có thể chat với anh ta.
Tờ The Verge cũng tỏ ra bất ngờ trước quyết định của Đông bởi chỉ vài ngày trước đó, anh còn chia sẻ về suy nghĩ làm phần tiếp theo của game. “Nhưng bây giờ, hãy chơi Flappy Bird trong khi bạn có thể, trong trường hợp nó thực sự biến mất vào ngày mai”, tờ này viết.
Trong khi đó, Forbes đặt ra một câu hỏi: Có phải thực sự chỉ là Đông không thể đối phó với sự nổi tiếng bất ngờ hoặc là cái gì khác xảy ra ở đây? Áp lực có thực sự khiến cho một người nào quyết định đơn giản là vứt bỏ 50,000 USD/ngày? Tác giả bài báo cho rằng ‘điều này là rất lạ’ và sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến câu chuyện.
Ngoài ra, rất nhiều tờ báo khác như Mirror, USA Today, Independent, Bussiness Insider... cũng đồng loạt đăng tải thông tin và bày tỏ sự tiếc nuối cho Flappy Bird.
Chẳng biết giới truyền thông cảm nhận thấy gì nhưng chính họ mới là người khiến Flappy Bird “gãy cánh”. Hà Đông cho rằng giới truyền thông đã đánh giá quá cao trò chơi của anh và đó không phải là điều anh mong muốn. Và ngày 8/2 anh cũng chia sẻ trên Twitter rằng “Flappy Bird là một thành công của tôi. Nhưng nó cũng đã phá hoại cuộc sống đơn giản của tôi. Thế nên giờ đây, tôi rất ghét nó”
Nguyễn Hà Đông đã phải chịu sức ép rất lớn từ giới truyền thông Quốc tế
Có thể nói sức ép từ giới báo chí đã khiến Hà Đông quyết định như vậy. Nhưng cũng có nhận định cho rằng chính anh Đông đã sai lầm khi đã tiết lộ thu nhập của game đạt 50.000 USD mỗi ngày với trang công nghệ The Verge. Ông Nguyễn Bá NGọc cho rằng từ con số khủng khiến cả thế giới “thèm thuồng” đã lái câu chuyện sang hướng khác, rồi những cáo buộc “mượn” ý tưởng hay nặng nề hơn là vi phạm bản quền từ các trò chơi kinh điển từ những năm 1980 với đồ họa đơn giản. Ngoài ra còn có tin Tổng cục Thuế “để mắt” tới khoản thu nhập từ trên trời rơi xuống …
Báo chí góp một phần lớn bằng việc bóp chết chú chim non hơn nửa năm tuổi của anh Đông, tuy nhiên những thành công của chú chim này sẽ đem lại một cú hích lớn cho những tài năng trẻ của Việt Nam.
Đọc thêm : Những 'Tuyệt Kỹ' Để Chơi Flappy Bird Đạt Điểm Cao
Tuấn Việt (Tổng hợp)