Nhịp sống số

Bác sĩ kéo đứt đầu thai nhi: Quy trình hộ sinh như thế nào?

Bác sĩ kéo đứt đầu thai nhi: Quy trình hộ sinh như thế nào?

Lúc làm việc với báo chí ngày 1/7, ê kíp mổ và bác sỹ Trưởng khoa sản Nguyễn Minh Đức (người đỡ đẻ kéo đứt đầu cháu bé) cho rằng, lúc kéo đầu cháu bé ra khỏi người mẹ, đầu cháu bé chưa đứt hẳn, tuy nhiên khi dùng tay kéo ra thì đầu đứa bé đứt lìa, sau đó tự tay bác sĩ này tự tay khâu lại thân và bàn giao cho gia đình.

Vụ việc này làm nhiều người đặt thắc mắc về quy trình đỡ đẻ và cách đỡ đẻ tại sao lại thô bạo đến mức làm tổn thương thai nhi đến như vậy. Dưới đây là quy trình đỡ đẻ được Bộ Y Tế quy định.

Theo đó, đỡ đẻ ngôi chỏm kiểu sổ chẩm-vệ được tiến hành qua các thì sau:

Thì 1: Đỡ đầu 

Khi đầu thai nhi đã thập thò ở âm hộ, lúc này TSM bị giãn rất mỏng, nếu có chỉ định thì tiến hành cắt TSM trước khi đỡ đầu.
Trong thì này, người đỡ đẻ phảigiúp cho đầu cúi thật tốt để chẩm sổ, sau đó giúp đầu ngửa để trán và mặt sổ. Do vậy, đỡ đầu chia làm 2 thì nhỏ: đỡ chẩm trước, đỡ trán và mặt sau.
Đỡ chẩm: Trong cơn rặn, người đỡ đẻ phối hợp 2 tay:
- Tay trái chụm các đầu ngón lại, ấn nhẹ vào vùng chỏm giúp cho đầu cúi tốt (gọi là tay đỡ đầu).
- Tay phải giữ TSM không cho trán sổ đồng thời với chẩm.
Dưới áp lực của cơn co tử cung và sức rặn người mẹ, phần chỏm đầu và chẩm sẽ sổ dần ra khỏi âm đạo. Khi hạ chẩm tỳ cố định dưới khớp vệ thì chuyển sang đỡ trán và mặt.
Đỡ trán và mặt: Sau sổ chẩm, sản phụ không rặn nữa; lúc này người đỡ cần giúp cho đầu ngửa dần để phần mặt sổ từ từ, tránh rách rộng tầng sinh môn. 
Người đỡ vẫn phối hợp 2 tay:
- Tay giữ TSM giữ nguyên nhưng với lực mạnh hơn.
- Tay kia lách cho từng bướu đỉnh sổ, rồi hướng cho đầu ngửa dần để lần lượt: trán, mũi, miệng, cằm sổ ra ngoài âm đạo.
Sau khi đầu sổ: 
- Đầu sẽ tự quay 450 từ phải sang trái với thế trái hoặc từ trái sang phải với thế phải, người đỡ giúp đầu quay thêm 450 nữa, như vậy đầu quay tổng cộng 900 về tư thế chẩm ngang để cho đường kính lưỡng mỏm vai trùng với đường kính trước sau của eo dưới (cụt-hạ mu) thì vai mới sổ được.
- Trong khi đầu quay, người phụ nhanh chóng tiến hành:
+ Nới hoặc cắt dây rau quấn cổ (nếu có).
+ Lau hoặc hút dịch nhớt ở mũi, miệng đứa trẻ.
Hai việc làm này rất cần thiết, để phòng tránh ngạt sơ sinh.

Thì 2 : Đỡ vai

Đỡ vai được tiến hành theo nguyên tắc: đỡ vai trước trước và đỡ vai sau sau.
Đỡ vai trước: 
- Hai bàn tay áp vào 2 bên vùng đỉnh-thái dương-gò má thai nhi, các đầu ngón tay ôm vào bờ xương hàm dưới.
- Kéo từ từ đầu xuống dưới, đồng thời hướng dẫn sản phụ rặn nhẹ để cho vai trước sổ tới khi bờ dưới cơ delta tỳ vào bờ dưới khớp vệ thì dừng lại, chuyển sang đỡ vai sau.
Đỡ vai sau:
- Dùng kẽ giữa ngón 1 và 2 của bàn tay đỡ đầu ôm vào vùng gáy-cổ thai nhi, nâng đầu thai nhi lên trên để vai sau sổ.
- Tay kia giữ tầng sinh môn để nó không bị rách khi sổ vai sau. 
- Khi bờ dưới cơ đen ta vai sau tỳ vào bờ sau âm hộ thì kết thúc sổ vai sau, chuyển sang đỡ lưng-mông và chân.

Thì 3: Đỡ lưng-mông và chân

- Phần đầu tiếp tục được giữ giữa ngón 1 và 2 của bàn tay đỡ đầu, chuyển tay giữ TSM sang đỡ lưng, mông và chân. Chỉ cần kéo nhẹ là ngực, lưng, mông và chân thai nhi sẽ sổ ra dễ dàng. 
- Nắm chặt 2 cổ chân thai nhi giữa ngón 1 và 2; 2 và 3 của bàn tay đỡ chân.
- Với 2 bàn tay, thai nhi được giữ chắc chắn ở tư thế nghiêng, đầu thấp và thấp hơn mặt bàn để dịch nhớt trong mũi, miệng có thể chảy ra ngoài, không bị trẻ hít ngược vào phổi khi có nhịp thở đầu tiên.

Thì 4: Kẹp cắt dây rốn

- Dùng 2 kìm Kocher để kẹp dây rốn:
+ Kìm thứ nhất: kẹp về phía thai nhi trước, cách chân cuống rốn khoảng 15 - 20 cm.
+ Kìm thứ hai: kẹp về phía mẹ, cách kìm thứ nhất khoảng 1,5 - 2,0 cm, chú ý phải vuốt dồn máu dây rốn trước khi kẹp để tránh bắn máu ra xung quanh khi cắt dây rốn.
- Cắt đứt dây rốn giữa 2 kìm Kocher bằng kéo thẳng.
Chuyển thai nhi lên bàn sơ sinh, sau đó cho sản phụ nằm đầu thấp, hạ chân thấp, chờ đợi rau bong để chuẩn bị đỡ rau.

 

Bác sĩ cấp cứu khuyên bất cứ ai dùng iPhone cũng nên thiết lập "ID Y tế", và đây là cách làm!

(Techz.vn) Một tính năng quan trọng, miễn phí trên iPhone nhưng không phải ai cũng biết và tận dụng, đôi khi gây nên những hậu quả đáng tiếc.