Blog công nghệ

Ấn Độ và câu chuyện về một đế chế đang ngủ say

Ấn Độ và câu chuyện về một đế chế đang ngủ say

Trong thời gian gần đây, cụm từ “Ấn Độ” thường xuyên được nhắc tới trên các trang tin, tạp chí chuyên ngành về công nghệ. Nếu để ý hơn một chút, bạn sẽ thấy nhiều sản phẩm công nghệ chỉ được ra mắt dành riêng cho thị trường này. Các nhà sản xuất di động dường như đang có một sự ưu ái đặc biệt với thị trường Ấn Độ. Và cũng vì thế, cánh báo giới công nghệ cũng đang có một cái nhìn khác về thị trường công nghệ tại nơi đây.

Đế chế đang say ngủ

Theo các số liệu thống kê bởi GfK – một trong những công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, không phải Trung Quốc, Ấn Độ mới đang là thị trường có tốc độ tiêu thụ các thiết bị điện tử tăng trưởng mạnh nhất về giá trị hiện nay.

Các dự đoán đã chỉ ra rằng, thị trường này sẽ đem về cho các nhà sản xuất thiết bị công nghệ số tiền lên đến 34.8 tỷ đô la Mỹ chỉ trong năm 2015. Con số này sẽ tăng đến 16% so với doanh thu của năm 2014, tương ứng với việc nhu cầu của thị trường tăng trưởng ở mức 4.8 tỷ đô la Mỹ. Số liệu này bỏ xa mức tăng trưởng được dự đoán là 1% trong năm nay của Trung Quốc, nước đang cho thấy sự chững lại về nhu cầu của thị trường. Các dự đoán này là minh chứng cụ thể nhất cho sự trỗi dậy của thị trường công nghệ và viễn thông Ấn Độ trong tương lai.

10 thị trường tiêu thụ thiết bị điện tử tăng trưởng mạnh nhất về giá trị trong năm 2015. (Số liệu tham khảo: GfK)

Nếu biết rằng tỷ lệ tuổi bình quân của 1.2 tỷ người Ấn Độ chỉ là 26.2, dễ hiểu tại sao quốc gia này đang là cái đích chung của nhiều nhà sản xuất trên toàn cầu. Với dân số lên đến hơn 1.2 tỷ người (số liệu thống kê năm 2011), trong đó có khoảng hơn 800 triệu người sử điện thoại di động và chỉ một lượng nhỏ trong số đó đang sử dụng smartphone, thị trường Ấn Độ rõ ràng là một mảnh đất vô cùng màu mỡ dành cho các đơn vị kinh doanh và các nhà sản xuất sản phẩm về công nghệ.

Không chỉ là một thị trường tiêu thụ mạnh của các nhà sản xuất smartphone nói riêng, đây còn là mảnh đất hoàn hảo cho việc thử nghiệm “những quả bom nguyên tử”.

Không phải ngẫu nhiên mà Samsung lựa chọn Ấn Độ làm nơi ra mắt của Z1, mẫu smartphone duy nhất chạy hệ điều hành Tizen. Cũng chẳng phải đơn giản khi Xiaomi chọn Thiên Trúc làm thị trường chiến lược để vươn vòi bạch tuộc ra toàn cầu. Với dân số trẻ, nhu cầu của thị trường lớn và đa dạng, cùng với đó là việc liên tục cập nhật công nghệ mới do tính chất chung của mô hình dân cư, dễ hiểu khi tại sao Ấn Độ được chọn làm nơi để thử sức, tìm hiểu và thăm dò sự phản ứng chung của thị trường trước cái mới.

Cuộc đối đầu Trung Ấn

Không có quá nhiều sự khác biệt giữa tính chất chung của mô hình dân cư giữa Ấn Độ và Trung Quốc, 2 quốc gia đang có lượng dân cư được xếp hàng đầu. Tuy nhiên, ở Ấn Độ có những đặc điểm khiến nhiều nhà sản xuất phải phớt lờ đi Trung Quốc và xem nước này như một sự lựa chọn tối ưu hơn cả.

Thể chế chính trị theo mô hình Cộng hòa nghị viện liên bang của quốc gia này đem đến cho các nhà đầu tư một không khí dễ thở và cảm giác an toàn. Điều này khác biệt hẳn với những chính sách của chính phủ Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Trung Quốc đã từng đóng cửa với Yahoo, khước từ với Google và nói không với Facebook. Vì thế không có lý do gì để những người lãnh đạo tiếp theo của đất nước này không tiếp tục loại bỏ đi các nhà sản xuất ngoại quốc nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nội.

Nếu biết rằng tỷ lệ tuổi bình quân của 1.2 tỷ người Ấn Độ chỉ là 26.2, dễ hiểu tại sao quốc gia này đang là cái đích chung của nhiều nhà sản xuất trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, sự nổi lên của một loạt nhà sản xuất smartphone giá rẻ vốn lấy công làm lãi cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần của các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài đang tham chiến tại đây. Chính những lý do này đã thúc đẩy các tập đoàn lớn của châu Âu rời xa Trung Quốc và tạo nên một xu thế mới.

Ấn Độ đang đứng trước cơ hội để trở thành quốc gia dẫn dắt thị trường thiết bị điện tử toàn cầu và có vẻ như họ đang tận dụng được điều đó một cách hiệu quả. Người Ấn đang không ngừng gia tăng tầm ảnh hưởng của mình lên mọi lĩnh vực của thế giới chứ không chỉ riêng về lĩnh vực công nghệ. Một siêu cường Ấn Độ sẽ có thể hình thành và thách thức vị thế của Trung Quốc trong tương lai? Không có gì là không thể nếu người Ấn thực sự muốn làm

 

Trung Quốc gỡ bỏ việc chặn người dân sử dụng Gmail

(Techz.vn) Sau 2 ngày hoàn toàn bị đình trệ, các dịch vụ của Google tại quốc gia đông dân nhất thế giới đã bắt đầu có thể hoạt động trở lại bình thường.