Ác mộng với Sony, công nhân đình công đòi tiền bồi thường tại nhà máy ở Trung Quốc
Việc biểu tình của các công nhân đã làm ảnh hưởng, tạo ra thách thức cho Sony trong việc sản xuất và kế hoạch rút dần hoạt động của công ty khỏi nước này. Sự việc bắt đầu vào ngày 07/11, Sony đã bán nhà máy sản xuất linh kiện máy ảnh cho Shen Zhen O-Film Tech với giá khoảng 95 triệu USD.
Trong bối cảnh suy thái kinh tế ở Trung Quốc, Sony đã buộc phải tiết giảm chi phí cho công ty. Nhà máy này được thành lập năm 2005 với số lượng nhân viên 4.000 người. Trước khi chuyển giao cho chủ mới, Sony vẫn giữ nguyên nhân viên, đảm bảo công việc cho tất cả mọi người ở đó.
Thời gian gần đây, các công nhân đã nói với người giám sát rằng “Sẽ không có vụ mua bán nào được tiến hành với công ty Trung Quốc mà không có sự giải thích rõ ràng. Nếu không muốn một cuộc bạo động diễn ra, hãy trả tiền cho chúng tôi”.
Vào ngày 10/11, những công nhân nơi đây đã chặn các lối ra vào của nhà máy, trì hoãn việc giao hàng cho bên ngoài. Vì các đơn hàng đang trong giai đoạn cấp bách nên vào ngày 15/11, cảnh sát cũng đã phải vào cuộc để giải quyết vụ việc trên. Kết quả sau đó, một vài người bị thương và 11 nhân viên cầm đầu cho cuộc biểu tình trên đã bị bắt giữ.
Tuy nhiên vào ngày hôm sau - 16/11, các công nhân đã đưa ra một biểu ngữ trên trên cổng nhà máy với nội dung “chúng tôi không phải máy móc hoặc nô lệ. Không được bán chúng tôi. Chúng tôi cũng có nhân phẩm, nhân quyền”. Sau đó, các công nhân có đến nhà máy nhưng không chịu làm việc. Tất cả công việc sản xuất ở đây đều phải tạm ngưng vì vấn đề đình công. Cảnh sát buộc phải theo dõi nhằm tránh tình trạng bất ổn lại diễn ra.
nếu tham gia vào các cuộc đình công, chị sẽ nhận được rất nhiều tiền bồi thường vì Sony là một công ty lớn và nổi tiếng
Nhiều công nhân thừa nhận rằng, họ dùng biện pháp này chỉ để hy vọng nhận được khoản tiền đền bù xứng đáng. Một nhân viên nữ 26 tuổi cho biết “Tôi ngạc nhiên khi nghe nói Sony bán nhà máy”. Một người cầm đầu nhóm biểu tình nói với cô ấy rằng: “nếu tham gia vào các cuộc đình công, chị sẽ nhận được rất nhiều tiền bồi thường vì Sony là một công ty lớn và nổi tiếng”. Mặc dù không hiểu rõ, chị này vẫn quyết định tham gia đình công. Đặc biệt, chị cũng khẳng định thêm rằng sẽ không trở lại dây chuyền sản xuất để làm việc cho đến khi nhận được tiền.
Một chuyên gia về vấn đề lao động Trung Quốc cho biết rằng, phần lớn công ty Nhật Bản thường ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vấn đề về đình công bằng cách bồi thường, đáp ứng những yêu cầu của người lao động ngay cả khi những doanh nghiệp này hoàn toàn không có lỗi.
Một số người lao động nắm bắt được điều này, dùng các phương tiện truyền thông như mạng xã hội để trao đổi thông tin với nhau về các vụ việc đình công vốn đã từng xảy ra trước đây. Thông qua đó, những người lao động này sẽ thương lượng với các công ty Nhật Bản nhằm kiếm được một khoản tiền bồi thường.
Tham khảo Nikkei