Được coi như 2 sự đột phá về công nghệ camera trên di động, liệu khi so tài với nhau UltraPixel và PureView sẽ thể hiện sức mạnh ra sao để đem về lợi thế cho HTC và Nokia?
- Đánh giá HTC One : Đẹp trên từng milimet!
- HTC One đại chiến iPhone 5, Galaxy S3, và Xperia Z
- So sánh camera của Nokia PureView 808 và Apple iPhone 4S
- Trên tay Nokia 808 PureView - Triệu phú pixel
Trước tiên người viết xin được nhắc lại về 2 công nghệ được kể ở đầu bài viết:
- PureView : Lần đầu được Nokia giới thiệu ở thiết bị mang tên PureView 808. Việc tích hợp công nghệ PureView đã gây tiếng vang khá lớn cho Nokia khi đó với việc camera có độ phân giải “siêu khủng” lên đến 41MP, khả năng siêu zoom, đúng với tên gọi “Cái nhìn tinh khiết – PureView”.
Nokia giải thích rằng cảm biến 41MP cỡ lớn (7728 x 5368 điểm ảnh) 1/1"2 (lớn gấp 2,5 lần so với cảm biến trên N8) trên smartphone của họ sẽ thu nhận được nhiều dữ liệu hình ảnh hơn, nhờ đó bức ảnh sẽ rõ nét và rực rỡ. Công nghệ PureView Pro sẽ cho phép cảm biến này thu nhận dữ liệu hình ảnh từ 7 điểm ảnh xung quanh rồi gộp chúng lại trong một điểm ảnh đơn và cho ra bức ảnh với độ phân giải mặc định là 5MP.
Nói cho rõ hơn thì 41 triệu điểm ảnh trên cảm
biến sẽ phần lớn được dùng để thu thập dữ liệu hình ảnh và hợp nhất nó để giảm
kích cỡ tấm hình về mặc định sẽ chụp ở 5MP, tỉ lệ 16:9, nhưng chi tiết ảnh sẽ ở
chất lượng cao. Ở độ phân giải tiêu chuẩn (5MP hoặc/và 8MP), hình ảnh từ 808
PureView có thể được phóng to mà không mất chi tiết, rất rõ.
Trong khi đó, ở độ phân giải cao hơn (34MP tỉ
lệ 16:9 hoặc 38MP tỉ lệ 4:3), có nghĩa bạn sẽ có thể dùng 808 PureView để chụp
hình khổ lớn và thoải mái zoom, crop, resize. Đừng lo về kích cỡ của tấm hình
chụp vì Nokia 808 PureView có thể lưu hình dưới dạng nén để chia sẻ lên web,
email, MMS hay mạng xã hội.
- UltraPixel: Công nghệ hơi trái ngược với PureView khi chỉ tập trung vào nâng cao mật độ điểm ảnh hơn là số lượng điểm ảnh. Nói một cách dễ hiểu, nếu công nghệ Megapixel thông thường cho ta một cơ số điểm ảnh trên 1 inch vuông thì UltraPixel cho ta số điểm ảnh gấp 3 lần như thế.
Người ta đã nói nhiều đến cuộc đua megapixel trong vài năm qua. Vấn đề nằm ở chỗ, số megapixel lớn chưa chắc đồng nghĩa với việc chất lượng bức ảnh sẽ cao hơn, nhưng có một điều chắc chắn, điểm ảnh (pixel) trên cảm biến camera của các smartphone đang ngày càng nhỏ lại và khả năng thu nhận ánh sáng không thực sự tốt.
Nguyên lý mà đại diện của HTC, ông Symon Whitehor, đưa ra trong buổi giới thiệu sản phẩm giống như việc hứng nước mưa. Các camera hiện tại đang sử dụng nhiều chiếc cốc nhỏ để hứng nước, trong khi HTC One sẽ dùng cả một chiếc thùng. Trong cùng một khoảng không gian nhỏ hẹp, chiếc thùng lớn đó sẽ hứng được nhiều nước mưa hơn.
Nguyên lý này được sử dụng trên bộ cảm biến UltraPixel của HTC. Về độ phân giải, nó chỉ có một cảm biến 4 megapixel nhưng kích cỡ của các điểm ảnh lớn hơn nhiều (cụ thể là 2.0 micron), gần tương đương với kích cỡ pixel trên chiếc máy ảnh Fujifilm X10.
Đến đây chắc bạn đọc sẽ không khỏi thắc mắc là tại sao và làm thế nào HTC thực hiện công việc trên, tạo ra công nghệ UltraPixel?
Bộ cảm biến chỉ là một phần trong camera của HTC One. Các yếu tố còn lại để tạo ra một bộ camera hoàn thiện trên HTC One bao gồm ống kính, khẩu độ f/2.0 và chip xử lý hình ảnh. Ống kính được nối với bộ cảm biến, tạo nên phần quan trọng nhất của camera. Ống kính này có cùng xuất xứ với ống kính được trang bị trên chiếc iPhone 5 của Apple.
Trong khi đó, khẩu độ f/2.0 được thiết kế để nhận càng nhiều ánh sáng càng tốt. Chip xử lý hình ảnh sẽ thu thập toàn bộ dữ liệu dạng thô, sau đó xử lý và cho ra những bức ảnh định dạng JPEG. Chip xử lý này không chỉ xử lý các hình ảnh từ camera sau mà còn cả camera trước của máy.
Loạt ánh so sánh chất lượng ảnh chụp từ 2 camera dùng công nghệ UltraPixel và PureView
Camera UltraPixel của HTC One quay video dưới điều kiện ánh sáng ban ngày
Camera PureView của Nokia 808 trong cùng điều kiện
Camera UltraPixel của HTC One dưới điiều kiện ánh sáng yếu
Camera PureView của Nokia 808 trong cùng điều kiện
So sánh trực tiếp cả 2 cùng quay video tại 1 thời điểm, điều kiện ngoại cảnh như nhau