5 từ tưởng đơn giản nhưng vốn chỉ dành cho người có nghị lực, bản lĩnh để đi tới thành công: Ai cũng biết nhưng chưa chắc đã làm được!
- iPad với thiết kế không viền và “tai thỏ” có là một ý tưởng tuyệt vời?
- Tiết lộ “khẩu vị” đầu tư của dàn “cá mập” trong Shark Tank Việt Nam: Shark Việt nhìn người, Shark Hưng nhìn ý tưởng còn Shark Phú nhìn tướng
- 'Em muốn khởi nghiệp nhưng mới chỉ có ý tưởng thì phải làm sao?' Đây là lời khuyên của Shark Hưng
Ai ai cũng mơ ước mình sẽ thành công vào một ngày nào đó, trong một lĩnh vực nào đó và họ tự hỏi bản thân rằng bí quyết gì đã những triệu phú, tỷ phú trên thế giới đạt đến nấc thang danh vọng kia. Trên thực tế, để chạm tới cái đích đó thực sự không phải là điều dễ dàng, người thành công đã phải trải qua rất nhiều chông gai, khó khăn, thử thách và cả những lần vấp ngã. Nhưng quan trọng là họ biết đứng lên từ những lần thất bại đó.
Thực tế chứng minh rằng những người biết đứng dậy sau vấp ngã là những người có nghị lực và bản lĩnh hơn. Họ sẽ không ngần ngại thay đổi, vẫn hướng về mục tiêu phía trước để phấn đấu và giành chiến thắng.
Không quan trọng việc bạn bị từ chối như thế nào và bao nhiêu lần
Nữ diễn viên Nia Vardalos tiết lộ rằng bà đã bị thanh lý hợp đồng bởi công ty đại diện của mình vì "không xinh đẹp" và người quản lý của bà nói: "Diễn viên không thể trở thành nhà biên kịch". Một năm sau, bà đã chứng minh được quyết tâm không nản của mình bằng bộ phim My Big Fat Greek Wedding, được bà viết nên và đảm nhận vai chính. Bộ phim được công chiếu vào năm 2002, thu được 368,7 triệu đô la Mỹ từ các phòng vé. Đến nay, bộ phim này vẫn được coi là một tác phẩm điện ảnh hay về chủ đề đám cưới.
Tác giả Malorie Blackman cho biết 15 năm trước bà đã từng nhận 82 lá thư từ chối trước khi cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Noughts & Crosses được xuất bản. Không chỉ vậy, cuốn tiểu thuyết này cũng không được chấp nhận khi dự thi giải văn học vì lí do: Nếu một tác giả da trắng viết nó, thì tác phẩm này sẽ hay và thể hiện được sự thấu hiểu rõ ràng hơn. Giờ đây, bà đang là tác giả nổi tiếng được giới thanh thiếu niên ở nước Anh tìm kiếm nhiều nhất.
Soichiro Honda, người sáng lập ra công ty Motor Honda của Nhật, năm 1959 đã quyết định đem sản phẩm Honda tiết kiệm năng lượng thâm nhập vào thị trường Mỹ. Nhưng ông đã thất bại liên tiếp và học được một bài học đắt giá rằng không thể khiên cưỡng đưa ra một sản phẩm mà không nghiên cứu kỹ đặc điểm của thị trường đó. Bởi vì, loại Honda tiết kiệm năng lượng chỉ thích hợp ở các vùng ngoại ô Tokyo, chứ không được chào đón ở Mỹ nơi mà đường xá rộng rãi, thẳng tăm tắp với nhiều làn đường. Từ thất bại đó, ông cùng cộng sự mới nghĩ ra việc đưa loại xe máy phân khối lớn sang thị trường này và sản phẩm đã trở nên rất thông dụng ở đây.
Và, tại sao họ đối phó với thất bại tốt như vậy?
Soichiro Honda đã nói rằng: "Nhiều người mơ ước mình sẽ thành công. Nhưng hẳn ít người hiểu rằng thành công chỉ có thể đến với bạn sau rất nhiều thất bại liên tiếp và sự tự xem xét nội quan. Thành công chỉ đại diện cho số 1% kết quả công việc mà bạn đạt được từ 99% khác được gọi là sự thất bại".
Tác giả Jia Jiang đã dành 100 ngày để tìm ra lí do bị từ chối và sau đó viết một cuốn sách về những trải nghiệm của mình mang tên Bằng chứng từ chối: Làm thế nào để đánh bại sự sợ hãi và trở nên bất khả chiến bại?
Ông nói: "Tôi nhận ra nỗi sợ bị từ chối của tôi tệ hơn bản thân của việc đó. Tôi bắt đầu mất đi sự sợ hãi và vui vẻ thay vào đó. Mọi người nên tập làm quen với việc bị từ chối vì đó là một kỹ năng có thể giúp bạn biến từ một cái lắc đầu thành một cái gật đầu. Sự bền bỉ và kiên trì có thể giúp bạn vượt xa. Nếu bạn muốn thành công và tạo ra một tầm ảnh hưởng đối với xã hội này, bạn sẽ phải đối mặt với thất bại. Còn khi bạn chạy trốn khỏi nó, bạn sẽ phải hối tiếc".
Thất bại rồi! Làm lại từ đầu nào!
Nhà tâm lý học lâm sàng Jessamy Hibberd nói rằng cách bạn giải thích sự từ chối là quan trọng. Hầu hết mọi thứ đáng làm đều mất thời gian và kiên nhẫn. Thay vì tự nói với mình sự từ chối có nghĩa là "Tôi không giỏi về điều này", bạn có thể giải thích nó là: "Tôi chưa có" hoặc "Đây chỉ là quan điểm của một người". Thời gian bạn cảm thấy thất vọng có thể làm cho bạn ít sợ bị từ chối hơn trong tương lai.
Hãy nhớ rằng không có sự từ chối nào là cuối cùng, Jiang nói : "Luôn hỏi tại sao bạn bị từ chối và sau đó yêu cầu một thứ khác: giải thích lý do những gì bạn cung cấp có giá trị, bạn thực sự muốn làm điều này và yêu cầu họ có thể giúp bạn."
Chấp nhận chờ đợi để thành công, Hibberd nói: "Đừng hy vọng để có được nó ngay lần đầu tiên. Bạn sẽ gặp một vài lần đi nhầm hướng trước khi bạn tìm ra đúng lối đi của mình".
Hãy xem xét cách bạn nói với chính mình về việc từ chối. Biết lý do tại sao bạn thất bại không phải là thông tin vô ích, Hibberd tin rằng bạn càng tiếp tục, bạn sẽ nhận được về cách thành công. Tìm cách suy nghĩ: "Đúng vậy, tôi sẽ cho họ xem."
Dốc hết sức lực. Đơn giản là hãy bắt đầu xây dựng kế hoạch tiếp theo của bạn. Không có gì mạnh mẽ bằng trải nghiệm thất bại trong việc kích thích bạn tăng tốc. Một khi bạn đạt được những thành công mới, bạn sẽ ngoái lại và mỉm cười với các thất bại trước đó của mình. Bạn sẽ cảm thấy biết ơn những bài học mà chúng đã dạy cho bạn. Đó là lúc bạn thấy mình già dặn hơn một chút, khôn ngoan hơn một chút, và quan trọng nhất là đến gần chiến thắng hơn một chút.
Theo: Nhịp sống kinh tế
Những “Nỗi đau triệu USD” chưa từng tiết lộ của Shark Vương (P1): Khởi nghiệp thất bại vì chọn sai ngành, lúc công ty thành công thì mất luôn bạn bè
(Techz.vn) Khởi nghiệp là con đường đầy chông gai, mà ở đó những người dấn thân đều phải trả những cái giá rất đắt: Không chỉ tài chính mà còn là mối quan hệ anh em, bạn bè.