Đó là những nguyên nhân:
1. Thiếu sự đa dạng và đổi mới sản phẩm
2. Đánh mất danh tiếng về việc xây dựng những sản phẩm tốt nhất
3. Không đủ quan tâm đến các thị trường mới nổi
4. Không mã nguồn mở
5. Android sẽ có nhận thức về thương hiệu tốt hơn trong tương lai
Quý vừa qua Apple đã công bố doanh thu “khủng” của mình. Tuy nhiên, một sự thật đối nghịch là cổ phiếu của “táo khuyết” lại đang có xu hướng bị một số nhà đầu tư “bỏ rơi”. Cũng trong thời gian qua, sản phẩm đình đám iPhone 5 dù mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho Apple, nhưng lần đầu tiên trong lịch sử, dòng sản phẩm này đã không đạt được doanh số như kì vọng của hãng. Liệu có phải những điều trên xuất phát từ sự ra đi của Steve Jobs? Hay cùng với đó là việc quản lý yếu kém và thiếu sáng tạo của CEO đương thời? Có chăng Apple đang rơi vào chu kì trì trệ mà bất cứ tập đoàn nào cũng phải trải qua? Hãy cùng tìm hiểu xem những nguyên nhân nào khiến “người lãnh đạo”, hay “nhà dẫn dắt thị trường” này đang gặp phải.
1. Thiếu sự đa dạng và đổi mới sản phẩm
Như giới công nghệ đã được chứng kiến sự nỗ lực của nhà sản xuất đến từ California này trước đây khi cố gắng thâm nhập vào thị trường đã bão hòa bằng việc tung ra sản phẩm iPad mini. Chính bởi sự “xao lãng” trước đây của Apple về những phân khúc khác nhau, nên bây giờ hãng đang phải đối mặt với một trận chiến khó khăn khi họ quyết định mở rộng thị trường hơn.
Sự phổ biến của những dòng smartphone cao cấp của Samsung trong thời gian qua đã chứng tỏ một mối đe dọa thực sự đối với danh tiếng là nhà sản xuất thiết bị cầm tay cao cấp của Apple. Galaxy S3 được nhiều người lựa chọn là chiếc điện thoại tốt nhất của năm 2012, và chiếc smartphone này liên tục là đối thủ đáng gờm của iPhone 5 trong hầu hết các bảng đánh giá. Sự thay đổi trong nhận thức của người dùng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới khả năng lựa chọn thiết bị cầm tay của họ trong tương lai, và Apple cần thực sự phải quan tâm tới điều này trên những sản phẩm tiếp theo của mình.
4. Không mã nguồn mở
Có một cuộc tranh luận dài về việc một mã nguồn mở hay đóng sẽ đem lại kết quả tốt hơn cho cả nhà sản xuất và người dùng. Một mặt, Google, Linux, và Firefox tin rằng những sản phẩm cao cấp sẽ phát triển hơn khi có các rào cản thấp hơn để nhập và trao đổi thông tin. Mặt khác, Apple, và ngay cả Microsoft, thích việc duy trì các tiêu chuẩn chất lượng bằng cách kiểm soát chặt chẽ các nền tảng của họ. Có cả những ưu điểm và khuyết điểm trên cả hai nền tảng trên. Tuy nhiên, có một nhân tố chính mà chiếm ưu thế phần lớn về lợi thế khi đem so sánh trên mã nguồn mở, đó là sự đổi mới.
Hãy cùng nhìn vào những sản phẩm sáng tạo của bên thứ 3 như ROM tùy chỉnh MIUI của một nhà phát triển Trung Quốc, bạn sẽ thấy sự đổi mới và thú vị trên nền tảng Android mà sản phẩm này mang lại cho thiết bị của mình. Tương tự như vậy, Ouya, Gamestick và các thiết bị Android TV sẽ đưa Android vào phòng khách của người dùng theo cách mà chưa một sản phẩm nào của Apple có khả năng làm được. Dù các sản phẩm này không mang lại lợi ích trực tiếp cho Google, nhưng ít nhất việc các nhà phát triển bên thứ ba lấy ý tưởng và xây dựng nó cũng đủ để thuyết phục các khách hàng sử dụng những sản phẩm khác trên nền tảng Android trong tương lai.
Nếu bạn băn khoăn rằng điều duy nhất nào đã khiến một Apple đang trên đà phá sản có thể tạo ra bước nhảy vọt để trở thành người dẫn dắt thị trường, câu trả lời là tập đoàn này đã rất thông minh khi thu hút người dùng bằng một ý tưởng tốt. Không nghi ngờ gì khi iPod là sản phẩm đầu tiên của Apple thuộc sở hữu của rất nhiều người dùng, sau đó thiết bị này là chất xúc tác dẫn người dùng tới iTunes, và “chỉ hướng” cho họ quen thuộc hơn với thương hiệu Apple. Bên cạnh đó, dòng sản phẩm iPhone được tích hợp liền mạch với các thiết lập hiện tại của người dùng, bằng cách sử dụng cùng một tài khoản và phần mềm. Và cuối cùng nhiều người quyết định chuyển đổi hoàn toàn sang Mac, đơn giản bởi vì Apple cung cấp một hệ sinh thái làm việc rất tốt với tất cả các sản phẩm của họ.
Trì trệ là một vấn đề không nhỏ mà mỗi tập đoàn dù lớn hay nhỏ sẽ đều phải đối mặt. Vấn đề này nếu không được giải quyết triệt để và nhanh chóng thì có thể sẽ dẫn tới kết quả xấu nhất là sự sụp đổ của cả một thương hiệu lớn. Microsoft, RIM và Nokia là ba “đại gia” đã không theo kịp sự thay đổi về cái nhìn cũng như sở thích của người tiêu dùng, và do đó vào thời điểm hiện tại họ đang phải vật lộn để đuổi theo các nhà phát triển sáng tạo hơn. Cuộc chiến chắc chắn sẽ chưa kết thúc mà sẽ còn gay cấn hơn rất nhiều. Và trong cuộc chiến sống còn đó, Apple buộc phải thay đổi cách tiếp cận của mình nếu muốn tiếp tục duy trì vị thế của mình trong thời gian tới.
Xem thêm: Tại sao Apple thành công ?